Giáo án Mỹ thuật 4 hoàn chỉnh

Bài 1: Vẽ trang trí

Màu sắc và cách pha màu

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh biết thêm các cách pha màu: Da cam, xanh, lục và tím. Học sinh nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng lạnh.

2. Kỹ năng:

Học sinh pha được màu theo hướng dẫn.

3. Thái độ:

Học sinh yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

B. Chuẩn bị:

Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.

Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: Da cam, xanh lục, tím.

 

doc70 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mỹ thuật 4 hoàn chỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ nội dung như xe ô tô, xe máy, đèn đỏ, gợi ý cách vẽ màu có đậm nhạt. - Học sinh tìm chọn nội dung và vẽ theo ý thích. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại một số bài về: + Nội dung + Các hình ảnh + Màu sắc - Nhận xét giờ học - Dặn dò: Thực hiện đúng an toàn giao thông. - Học sinh nhận xét bài của mình, của bạn theo hướng dẫn của giáo viên. + Đã rõ chưa + Đã biết sắp xếp chưa + Đã có đậm nhạt chưa Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 30: Bài 30: tập nặn tạo dáng đề tài tự do A. Mục tiêu: Học sinh biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. Học sinh biết cách nặn và nặn được 1 hay 2 hình dáng người đơn giản hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số tượng nhỏ bằng con giống sứ, bài tập nặn của học sinh lớp trước. Đất nặn có thể là đất sét. - Học sinh: Đất nặn, giấy vẽ hoặc giấy màu, keo để xé dán. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ (1’): - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài: - Hát chào giáo viên - Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - Giáo viên hỏi học sinh tiết trước tập nặn dáng người đơn giản, em hãy miêu tả lại cách nặn. - Muốn tạo các dáng em phải làm thế nào ? - Em hãy cho biết đây là hình gì ? - Hãy kể tên và hình dáng các con vật - Học sinh đứng dậy trả lời nặn từng phần rồi ghép lại với nhau. - Uốn chân tay thân theo tư thế làm việc. - Các con vật được nặn - Học sinh quan sát trả lời. Hoạt động 2: Thực hành (5’) - Mỗi em nặn 1 người hoặc 1 vật sau đó cả tổ ghép lại thành một mô hình có ý nghĩa bằng cách uốn tạo dáng. - Học sinh lắng nghe và phân công nhóm làm bài. Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Giáo viên yêu cầu các nhóm tự nghĩ ra đề tài để hoàn thành. - Giáo viên theo dõi, gợi ý những chi tiết chưa hợp lý trong mô hình để học sinh sửa. - Học sinh tự chọn mô hình của nhóm để thể hiện. - Phân công các bạn trong nhóm nặn các phần. - Trong khi làm bài học sinh được phép tham khảo và trao đổi. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên yêu cầu từng nhóm trưng bày sản phẩm và nêu ý tưởng của mình về các dáng, cách sắp xếp. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Đánh giá bài của học sinh. - Dặn dò: Quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu. - Học sinh tự cử đại diện nhóm thuyết trình sản phẩm. - Chọn ra bài mà mình cho là thích. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 31: Bài 31: vẽ theo mẫu Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu A. Mục tiêu: Học sinh biết cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. Học sinh ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Mẫu vẽ, 2 nhóm mẫu, hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Học sinh: Sách giáo khoa, mẫu vẽ, giấy vẽ, vở thực hành. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ (1’): - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III. Giảng bài mới: - Hát chào giáo viên - Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6’) - Giáo viên bày mẫu: ? Em hãy gọi tên từng vật mẫu ? Hình dáng của hai vật thế nào ? ở chỗ em ngồi, em thấy vật nào trước, sau, có tách ra hay vật đằng trước che mất vật đằng sau. ? Em hãy so sánh tỷ lệ giữa 2 vật mẫu - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung. - Học sinh quan sát mẫu. - Mẫu 1: Quả cam, cái chai - Mẫu 2: Cái cốc, quả cà chua - Một mặt hình tròn - Một vật có khối trụ, - Học sinh tùy từng vị trí để trả lời theo quan sát thấy. - Học sinh quan sát, so sánh. Hoạt động 2: Cách vẽ (6’) - Theo em phải vẽ thế nào với đẹp. - Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ gợi ý bổ xung và giáo viên thực hiện lên bảng. - Yêu cầu học sinh chỉ trong bộ đồ dùng các bước để vẽ. - Vẽ xong có thể vẽ màu hoặc làm bằng chì đen, chú ý đến độ đậm nhạt của mẫu. - Học sinh trả lời. Hoạt động 3: Thực hành (18’) - Giáo viên gợi ý học sinh vẽ cách ước lượng tỷ lệ chung, tỷ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình. - Giáo viên động viên học sinh tìm ra cách vẽ đúng, giống mẫu. - Học sinh nhìn mẫu vẽ theo cách giáo viên đã hướng dẫn. - Học sinh quan sát mẫu, so sánh với bài của mình để tìm ra điểm chưa đúng trong bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc - Dặn dò: Quan sát chậu cảnh. - Sau khi nhận xét thì phân loại theo ý thích. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 32: Bài 32: vẽ trang trí Tạo dáng và trang trí chậu cảnh A. Mục tiêu: Học sinh thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của hình dáng và cách trang trí. Học sinh biết cách tạo dáng và tạo dáng trang trí được chậu cảnh theo ý thích. Học sinh có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, ảnh một số loại chậu cảnh đẹp, ảnh chậu cảnh và cây cảnh. Hình gợi ý cách tạo dáng và cách trang trí bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Học sinh ảnh một số chậu cảnh. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III. Giảng bài mới: - Giới thiệu: - Hát chào giáo viên - Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - Giáo viên giới thiệu các hình ảnh khác nhau về chậu cảnh, gợi ý học sinh quan sát, nhận xét để nhận ra. - Phân loại về kiểu dáng lọ hoa. - Nhận xét về màu sắc. ? Em thích chậu nào nhất ? Vì sao ? - Chậu cảnh có nhiều loại với hình dáng khác nhau. - Phân loại bình - Học sinh nhận xét Hoạt động 2: Cách tạo dáng (5’) - Theo em muốn tạo dáng đẹp chúng ta phải làm như thế nào ? - Phác khung hình của chậu. - Vẽ trục đối xứng. - Tìm tỷ lệ các bộ phận của chậu cảnh. - Vẽ nét chi tiết tạo chậu cảnh - Vẽ hình trang trí, vẽ màu theo ý thích - Chú ý có thể xé dán. - Phải làm theo các bước. Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. - Giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng, hướng dẫn cách tạo dáng - Tất cả học sinh cùng làm bài. - Học sinh làm bài theo ý thích Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài về: + Hình dáng chậu (đẹp) + Trang trí: Độc đáo về bố cục, giáo viên bổ xung, chọn bài đẹp làm tư liệu. - Học sinh xếp bài theo ý thích nhận xét bài của bạn, của mình. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 33: Bài 33: vẽ tranh đề tài vui chơi trong hè A. Mục tiêu: Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài. Học sinh yêu thích các hoạt động trong hè. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động vui chơi trong hè, hình gợi ý cách vẽ tranh. Bút chì, màu vẽ hoặc giấy màu C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: - Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5’) - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận xét, nêu ra được các hoạt động vui chơi trong mùa hè. - Nghỉ hè em đi làm gì ? ? Phong cách mùa hè thế nào ? Không khí mùa hè ra sao - Học sinh quan sát tranh trả lời giáo viên - Đi thăm quan. - Múa hát ở công viên thăm ông bà. - Học sinh trả lời. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’) - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung, nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát để vẽ tranh. ? Theo em vẽ thế nào ? - Vẽ các hình ảnh chính làm rõ nội dung. - Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn. - Vẽ màu tươi sáng cho đúng với cảnh sắc mùa hè. - Học sinh chú ý quan sát giáo viên thể hiện. Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Bài này giáo viên cho học sinh làm theo 4 nhóm trên khổ giấy A4. - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn nội dung, tìm hình ảnh và vẽ hoặc xé dán như đã hướng dẫn. - Dựa vào từng bài vẽ của học sinh giáo viên gợi ý về bố cục. - Học sinh cùng thảo luận về nội dung, phân công công việc và được sắp xếp vị trí làm việc hợp lý. - Học sinh cùng làm trong 20’ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét, xếp loại theo tiêu chí sau: Đề tài: Đã rõ nội dung chưa Bố cục: Đã có hình ảnh chính phụ chưa Hình ảnh: Phong phú, sinh động - Học sinh treo bài lên bảng, yêu cầu đại diện nhóm lên thuyết trình bài của mình, nhóm khác bổ sung. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 34: Bài 34: vẽ tranh đề tài tự do A. Mục tiêu: Học sinh biết cách tìm và chọn nội dung đề tài để vẽ tranh. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. Học sinh quan tâm đến cuộc sống xung quanh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sưu tầm tranh ảnh về đề tài khác nhau để so sánh. Bài vẽ của học sinh các lớp trước, hình gợi ý cách vẽ tranh. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III. Giảng bài mới: - Giới thiệu: - Hát chào giáo viên - Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5’) - Giáo viên giới thiệu hình ảnh, gợi ý học sinh nhận xét để các em nhận ra. ? Theo em nên vẽ những hình ảnh gì ? Thể hiện đề tài gì ? Em vẽ cảnh gì ? Nội dung chính của bức tranh là gì ? Hình ảnh phụ ra sao ? Theo em phải vẽ thế nào - Các hoạt động ở nhà trường. - Sinh hoạt trong gia đình. - Vui chơi, múa hát, cắm trại, lễ hội - Lao động - Phong cách quê hương. - Học sinh tự trả lời. - Vẽ hình ảnh chính, rõ nội dung, sau đó vẽ hình ảnh phụ, vẽ màu. Hoạt động 2: Thực hành (25’) - Giáo viên gợi ý học sinh tìm nội dung và cách thể hiện khác nhau, động viên, giúp đỡ các em hoàn thành tốt bài vẽ ở lớp. - Học sinh làm bài. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá - Giáo viên cùng học sinh treo bài, sản phẩm của học sinh lên bảng. - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng - Thu bài kiểm tra. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc - Dặn dò: Quan sát chậu cảnh. - Sau khi nhận xét thì phân loại theo ý thích. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 35: Trưng bày kết quả học tập

File đính kèm:

  • docMy thuat L4.doc