Giáo án môn Vật Lí Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Trần Xuân Thịnh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

2. Kĩ năng

- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,.

- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng

3. Thái độ

Nghiêm túc trong học tập, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

2. Học sinh

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc50 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Vật Lí Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Trần Xuân Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đèn giống nhau, 1 khoá, trong các trường hợp sau: Đóng khoá K, cả 2 đèn cùng sáng. Đóng khoá K, tháo bỏ 1 đèn, đèn còn lại tắt. Đóng khoá K, tháo bỏ 1 đèn, đèn còn lại vẫn sáng. - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm B- Bài tập: Trả lời: K1 K2 K + - - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Vẽ đúng 2 hình, 1 hình 2 bóng đèn mắc nối tiếp, 1 hình 2 bóng đèn mắc song song. Vẽ đúng trường hợp 2 bòng đèn mắc nối tiếp, tháo bỏ 1 đèn, đèn còn tắt. Vẽ đúng trường hợp 2 bòng đèn mắc song song, tháo bỏ 1 đèn, đèn còn lại vẫn sáng. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Học thuộc phàn ghi nhớ. + Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện. + Học kỹ và làm bài tập thêm. + Xem trước bài - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 25 TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng diện. 2. Kĩ năng Khắc sâu thêm kiến thức của bài tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng diện. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào nội dung của bài giảng. Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như: + Hãy nêu kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện? + Hãy nêu kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện + Tại sao dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện, và đèn điốt phát quang, mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. - Tổ chức cho học sinh trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv. -> Khi dòng điện đi qua một vật dẫn thông thường thì các vật dẫn này đều bị nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của dụng điện. -> Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. -> Vì các đèn này phát sáng là do vùng chất khí ở 2 đầu của đèn phát sáng lên. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Vận dụng Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Tại sao bàn ủi khi nóng đến nhiệt độ đã định thì tự ngắt? - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Tại sao cùng một thời gian thắp như nhau mà bóng đèn tròn mau nóng hơn bóng đèn dài (đèn Neon). - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Tại sao trong máy vi tính có những chiếc quạt nhỏ? - Yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm B- Bài tập: Trả lời: Vì trong bàn ủi có băng kép, khi nóng lên thì nó bị cong, làm mạch bị ngắt và bàn ủi không còn điện chạy qua nên bàn ủi sẽ tạm ngừng hoạt động. Còn sau khi nó được nguội đi thì nó lại thẳng băng kép, bàn ủi hoạt động bình thường. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Bóng đèn tròn hoạt động trên nguyên tắc dòng điện chạy qua sợi dây tóc bóng đèn làm sợi dây tóc bị nóng lên. Còn bóng đèn dài hoạt động trên nguyên tắc phóng điện trong chất khí. Nên bóng đèn dài mau nóng hơn bóng đèn tròn. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Máy vi tính là một thiết bị điện vì vậy tuân theo nguyên tắc khi có dòng điện chạy qua thì vật dẫn bị nóng lên. Nếu để các linh kiện trong máy hoạt động dưới nhiệt độ cao thì sẽ chóng hỏng. Do đó nhờ các chiếc quạt trong máy sẽ làm cho máy được làm mát, giảm nhiệt độ của máy. Do đó máy có thể hoạt động trong thời gian dài. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Học thuộc phần ghi nhớ. + Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện. + Học kỹ và làm bài tập thêm. + Xem trước bài – Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý cùa dòng điện. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 26 TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giải thích được một số hiện tượng liên quan tới bài tác dụng từ, tác dụng hoá học và tàc dụng sinh lý của dòng diện. 2. Kĩ năng Khắc sâu thêm kiến thức của bài tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng diện. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào nội dung bài giảng. Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như: + Nam châm điện là gì? + Hãy nêu một số ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện. + Nêu một số tác hại, biểu hiện khi bị điện giật. - Tổ chức cho học sinh trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv. -> Cuộn dây dẫn quần quanh lõi sắt non có dòng điện cahỵ qua là nam châm điện. -> Mạ điện, đúc điện, điều chế các chất, luyện kim, nạp điện. -> Co giật cơ, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh tê liệt - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Vận dụng - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Vì sao nam châm điện có thể hút được những vật có khối lượng lớn? - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: có một dây chuyền sắt quấn trên thỏi than nối với cực âm, sau đó bỏ hai thỏi than đó vào dung dịch muối bạc. Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Thế nào là nam châm vĩnh cửu, nam châm vĩnh cửu và nam châm điện giống và khác nhau như thế nào? - Yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm B- Bài tập: Trả lời: Vì khả năng hút sắt, thép của nam châm phụ thuộc vào dòng điện chạy trong cuộn dây của nam châm điện. Nhờ đó nếu người ta cung cấp cho cuộn dây dòng điện mạnh thì nam châm điện có thể hút vật có khối lượng lớn. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: Dây chuyền gắn với thỏi than nói với cực âm của nguồn điện có một lớp Bạc bám vào. Vì nhờ tác dụng hoá học của dòng điện. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: - Nam châm mà có khả năng hút sắt, thép mà không cần dòng điện chạy qua cuộn dây. - Giống nhau: Đều có khả năng hút sắt, thép. - Khác nhau: nam châm điện có điện mới hút được sắt, thép. Còn không có điện thì không. Nam châm vĩnh cửu thì không - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 4: Dặn dò + Học thuộc phần ghi nhớ. + Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện. + Học kỹ và làm bài tập thêm. + Xem trước bài – Ôn tập và kiểm tra 1 tiết. Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 27 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương trình điện học từ tiết 19 đến tiết 25. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan. - Khắc sâu thêm kiến thức của điện học. 3. Thái độ Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hệ thống các bài tập có liên quan tới chủ đề. 2. Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Kiểm tra bài cũ: Giáo viên xen kẽ vào nội dung bài giảng. Hoạt động 2: Ôn lý thuyết - Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như: - Gọi hs lần lượt trả lời phần ghi nhớ sgk từ bài 17 đến bài 23 - Tổ chức cho học sinh trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm A- Lý thuyết: - Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv. -> Ghi nhớ: SGK - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Hoạt động 3: Vận dụng - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 1. Bài 1: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống a/ Vật bị nhiễm điện có khả năng b/ Thanh thuỷ tinh cọ xát vào mảnh lụa nhiễm điện c/ Vật mang điện tích dương vật mang điện tích âm vàvật mang tích dương. d/Vật mang điện tích âm vì nó và mang điện tích dưong vì nó - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 2. Bài 2: Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai? a/-Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng có tác dụng làm nóng dây dẫn này. b/ Dòng điện thích hợp chạy qua cơ thể người có thể chữa một số bệnh . c/ Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn có thể làm quay kim Nam Châm.- yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm - Tổ chức cho Hs tìm hiểu thông tin bài 3. Bài 3: Hãy ghép các câu sau đây thành câu có nghĩa: 1/ Bóng đèn dây tóc phát sáng là do 2/ Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do 3/ Chuông điện kêu là do 4/ Cơ bị co giật khi bị điện giật là do a/ Tác dụng từ của dòng điện b/ Tác dụng nhiệt của dòng điện c/ Tác dụng sinh lí của dòng điện d/ Tác dụng phát sáng của dòng điện - Yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm Bài 4: a/ Vẽ sơ đồ mạch điện thắp sáng bóng đèn pin Cho 1 hs lên bảng vẽ còn lại cả lớp vẽ vào ta b/ Gv vẽ lên bảng sơ đồ mạch điện : cho hs quan sát và trả lời: - Khi ngắt khoá k hỏi đèn nào không sáng ? Vì sao? (đ2,đ3 không sáng vì mạch hở không có dòng điện chạy qua) - yêu cầu hs lần lượt trả lời. - Gv chốt lại vấn đề cần nắm B- Bài tập: Trả lời: a/ hút vật khác b/ dương c/ hút, đẩy d/ nhận thêm electron, mất bớt electron. - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: a/ đúng b/ đúng c/ đúng - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: 1- b 2- d 3- a 4- c - Hs tham gia trả lời. - Hs tiếp nhận thông tin. Trả lời: a/ Sơ đồ mạch điện: b/ HS quan sat sơ đồ mạch điện: Hoạt động 4: Dặn dò + Học thuộc phần ghi nhớ. + Hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thiện. + Học kỹ và làm bài tập thêm. + Xem trước bài – kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGiao an phu dao vat ly 7 chuan.doc