Giáo án Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 31) Thực hành : Quan sát bầu trời

Giáo án bàn tay nặn bột

 Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 31)

Thực hành : Quan sát bầu trời

I. Mục tiêu:

- Sau bài học, học sinh biết mô tả khi quan sát bầu trời những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa

II. Đồ dùng – dạy học:

- Hình vẽ sgk

- Dặn HS quan sát thực tế bầu trời

- Giấy vẽ bút mầu

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 31) Thực hành : Quan sát bầu trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bàn tay nặn bột Người thực hiện : Nguyễn Thị Khanh Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 31) Thực hành : Quan sát bầu trời I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết mô tả khi quan sát bầu trời những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa II. Đồ dùng – dạy học: - Hình vẽ sgk - Dặn HS quan sát thực tế bầu trời - Giấy vẽ bút mầu III. Các hoạt động dạy học: Khởi động: cả lớp hát bài hạt nắng hạt mưa HS cả lớp hát GV giới thiệu và ghi tên bài * HĐ1: Vẽ mô tả và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời với những đám mây , cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa * Mục tiêu: HS biết mô tả khái quát bằng hình vẽ về bầu trời khi nắng và mưa * Cách tiến hành: B1: Làm việc cá nhân - HS vẽ và tô màu bầu trời có các đám mây, canahr vật xung quanh khi trời nắng, mưa B2: HĐ nhóm ( nhóm 6) - HS thảo luận và thống nhất vẽ tranh trong nhóm mình bầu trời khi trời nắng, mưa B3: HĐ cả lớp - Các tranh vẽ có điểm gì giống nhau? Khác nhau ? - Các tranh có điểm gì khác nhau , em có thắc mắc gì về bầu trời khi có mưa? Nắng? - Vậy làm thế nào để giải đáp các thắc mắc trên ? *HĐ2: Thực hành : Quan sát bầu trời Câu hỏi : + Nhìn bầu trời em trông thấy gì ? + Trời hôm nay nhiều hay ít mây ? + Những đám mây có màu gì ? Chúng đứng im hay chuyển động ? + Xung quanh sân trường cây cối mọi vật như thế nào ? + Em nhìn thấy nắng vàng hay những giọt mưa rơi ? + Theo kết quả quan sát cho chúng ta biết được điều gì ? + Những dấu hiệu nào cho chúng ta biết rõ nhất ? KL: Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết trời hôm nay nắng hay mưa, râm mát hay sắp mưa *HĐ3-Củng cố dặn dò Tổ chức trò chơi “ Trời nắng – trời mưa ” ( Quy định các động tác cần phải làm khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa) Đại diện nhóm trưởng lên giới thiệu tranh của nhóm mình HS các nhóm thảo luận nêu ý kiến GV đánh dấu các điểm giống nhau -HS nêu câu hỏi thắc mắc GV ghi lên bảng GV cho các em ra sân trường quan sát bầu trời HS tập hợp tại sân trường * GV giao việc : Hãy quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh rồi vẽ lại vào giấy khổ A4 HS làm việc theo nhóm ( nhóm 6) - GV đặt câu hỏi gợi ý *HS vào lớp đại diện giới thiệu tranh của nhóm mình và đối chiếu với tranh vẽ ( trời nắng, trời mưa ) ban đầu GV chốt Gv yêu cầu -- GV hướng dẫn cách chơi, nội quy và thời gian để thực hiện cuộc chơi - Lớp trưởng làm người quản trò – lớp thực hiện trò chơi Lớp cổ vũ . Gv nhận xét tuyên dương Giáo án bàn tay nặn bột Người thực hiện : Nguyễn Thị Khanh Môn tự nhiên xã hội ( Tuần 34) Thời tiết I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Nhận biết sự thay đổi của thời tiết - HS có ý thức : ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi II. Đồ dùng – dạy học: - Hình vẽ trong SGK (64, 65) -Giấy vẽ, bút màu III. các Hoạt động dạy học: Khởi động: HS hát 1 đoạn thơ về mặt trời *Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vè mặt trời Bước 1: Làm việc cá nhân - HS tô mặt trời (HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em vẽ mặt trời – vẽ riêng mặt trời hoặc vẽ mặt trời cùng cảnh vật xung quanh) Bước 2: Hoạt động cả lớp - 1 số HS giới thiệu về mặt trời (bài vẽ tranh của mình) ? Tại sao em vẽ mặt trờ như vật ? - HS trả lời ? Theo các em mặt trời có hình gì ? ? Tại sao em lại màu đỏ hay màu để tô ông mặt trời -HS quan sát các hình vẽ và chú giải sgk để nói về ông mặt trời. ? Tại sao khi đi nắng các em phải đội mũ nón hay che ô ? Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát ông mặt trời trực tiếp - Để khỏi hỏng mặt (muốn quan sát dùng loại kính đặc biệt hoặc dùng 1 chậu nước ) KL: Mặt trời tròn giống như 1 quả bóng lửa khổng lồ chiếu sáng và sửa ấm trái đất.Mặt trời ở rất xa trái đất Chú ý: Khi đi nắng phải đội nón mũ và không được nhìn trực tiếp vào mặt trời. *Hoạt động 2 : Thảo luận : Tại sao chúng ta cần mặt trời ? - Hãy nói về vai trò của mặt trời đối với mọi vật trên trái đất. - Người, động vật, thực vật, đều cần đến mặt trời (HS tưởng tượng nếu không có mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt trái đất của chúng ta sẽ ra sao ) (trái đất có đêm tối, lạnh lẽo không có sự sống, người vật cây cỏ dễ chết) c. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Liên hệ thực tế

File đính kèm:

  • docgiao an ban tay nan bot tuan 31.doc
Giáo án liên quan