I/Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Quan sát , phân biệt , nói đúng tên các bộ phận chính của cây gỗ .
- Nêu được một số cây gỗ và nơi sống của chúng .
- Nêu được lợi ích của cây gỗ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây gỗ .
II) Chuẩn bị : + GV : Phiếu kiểm tra , hình vẽ các cây gỗ trang 50 và 51 SGK.
+ HS : Sưu tầm một số cây gỗ .
III) Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định : (1 phút )
2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút ) Bài: Cây hoa
Câu 1: Nêu các bộ phận chính của cây hoa?
Câu 2: Người ta trồng hoa để làm gì?
+ GV nhận xét
3- Bài mới : ( 27 phút )
+ Giới thiệu : (1ph ) - GV đưa lên một số cây: cây mít, cây bạch đàn và nói đây là cây gỗ. Cây gỗ có nhiều ích lợi đối với chúng ta, tiết học hôm nay lớp chúng mình sẽ tìm hiểu về cây gỗ .
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 17563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn tự nhiên – xã hội lớp 1 tiết 24 bài: Cây gỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Môn : Tự nhiên – Xã hội Lớp 1 – Tiết 24
Bài : CÂY GỖ
Người soạn : Phan Thi Thu
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trịnh Thị Liền
I/Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Quan sát , phân biệt , nói đúng tên các bộ phận chính của cây gỗ .
- Nêu được một số cây gỗ và nơi sống của chúng .
- Nêu được lợi ích của cây gỗ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây gỗ .
II) Chuẩn bị : + GV : Phiếu kiểm tra , hình vẽ các cây gỗ trang 50 và 51 SGK.
+ HS : Sưu tầm một số cây gỗ .
III) Các hoạt động dạy học :
Ổn định : (1 phút )
Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút ) Bài: Cây hoa
Câu 1: Nêu các bộ phận chính của cây hoa?
Câu 2: Người ta trồng hoa để làm gì?
+ GV nhận xét
3- Bài mới : ( 27 phút )
+ Giới thiệu : (1ph ) - GV đưa lên một số cây: cây mít, cây bạch đàn …và nói đây là cây gỗ. Cây gỗ có nhiều ích lợi đối với chúng ta, tiết học hôm nay lớp chúng mình sẽ tìm hiểu về cây gỗ .
Hoạt động của GV :
Hoạt động của HS :
Hoát động 1 : (14 phút)
Tìm hiểu các bộ phận chính của cây gỗ
Bước 1 : Đưa ra tình huống xuất phát :
GV cho HS lần lượt kể tên một số cây gỗ mà em biết .
+ GV nêu : Các cây gỗ rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước . . . nhưng các cây gỗ đều có chung về mặt cấu tạo – Vậy cấu tạo của cây gỗ gồm những bộ phận chính nào?
Bước 2 : Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về cây gỗ.
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi :
- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4 .
+ GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm : Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học :
- Cây gỗ có nhiều lá không ?
-Cây gỗ có thân cứng hay mềm?
- Cây gỗ có nhiều rễ không ?
- Cây gỗ cao hay thấp?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi, khám phá .
+ GV hướng dẫn, gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 .
Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức
+ GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát , thảo luận .
+ GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một cây gỗ .
+ GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu .
+ GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây gỗ.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng gỗ.
+ Cho HS làm việc nhóm 4 : quan sát tranh : 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, các em khác bổ sung .
+ GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
Hoạt động 3 : Trò chơi Đúng – Sai
GV phổ biến luật chơi: Đúng giơ thẻ màu đỏ- Sai giơ thẻ màu xanh
+ Gv nêu 1 số câu:
- Cây gỗ là loài thực vật.
- Cây gỗ khác cây rau.
- Cây gỗ nhỏ,có thân mềm
- Cây gỗ có rễ, thân , lá và hoa
+ GV kết thúc, tuyên dương các em giơ thẻ đúng .
+ HS lần lượt kể tên một số cây gỗ mà mình biết .
+ HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi, khám phá .
+ HS làm việc cá nhân thông qua vật thực hoặc hình vẽ về cây gỗ – ghi lại những hiểu biết của mình về các bộ phận chính của cây gỗ vào vở ghi chép thí nghiệm ( HS có thể viết hoặc vẽ hình ) .
+ HS làm việc theo nhóm 4 : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của một cây gỗ .
+ Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của cây gỗ.
+ Các nhóm quan sát cây gỗ và thảo luận các câu hỏi ở bước 3 .
+ Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của cây gỗ .
+ HS vẽ và mô tả lại các bộ phận chính của một cây gỗ vào vở ghi chép thí nghiệm .
+ HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ?
+ 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây gỗ .
+ HS làm việc nhóm 4 : quan sát tranh ở trang 50, 51 thảo luận các câu hỏi :
- Các hình ở trang 50, 51 SGK vẽ các loại cây gỗ nào ?
- Cây gỗ được trồng ở đâu?
- Các em còn biết loại cây gỗ nào nữa ?
- Kể tên các đồ dùng được làm bằng gỗ.
- Nêu ích lợi khác của cây gỗ
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
+ Hs chơi trò chơi Đúng – Sai
bằng cách giơ thẻ
+ Hs lắng nghe và dùng thẻ giơ lên, em nào giơ thẻ sai tự đứng sang một bên.
Củng cố , dặn dò : ( 3 phút )
+ GV gọi vài HS lần lượt nhắc lại nội dung bài học .
+ Dặn HS về nhà học bài, và chuẩn bị bài mới .
+ GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt .
File đính kèm:
- TN XH 1 cay go.doc