Giáo án Môn Tự nhiên và xã hội bài: Cây hoa

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Giúp HS biết:

- Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng.

- Nói được lợi ích của việc trồng hoa.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa

3. Thái độ:

- Giúp HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sưu tầm cây hoa mang đến lớp.

- Khăn bịt mắt.

- Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK.

2. Học sinh

- Sưu tầm cây hoa mang đến lớp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn Tự nhiên và xã hội bài: Cây hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Họ và tên sinh viên : Nguyễn Lê Uy Vũ…………..Lớp: 09CĐTH3……. Môn: Tự nhiên và Xã hội.........................................Lớp: 1/2……………. Bài: Cây hoa……………………………………………………………… Ngày soạn: 1/2/2012 Ngày dạy: 9/2/2012 Tiết: …………..Tuần: …………. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS biết: Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng. Nói được lợi ích của việc trồng hoa. 2. Kĩ năng: - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa 3. Thái độ: - Giúp HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Giáo viên: Sưu tầm cây hoa mang đến lớp. Khăn bịt mắt. Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK. Học sinh Sưu tầm cây hoa mang đến lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TG PP HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1’ 4’ 1’ 10’ 12’ 5’ 1’ 1’ Luyện tập Quan sát, thảo luận, phân tích, tổng hợp, hỏi đáp. Trò chơi học tập Luyện tập 1. ỔN ĐỊNH LỚP: - GV yêu cầu lớp phó văn thể mĩ bắt giọng hát đầu giờ. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Bài: Cây rau. Cây rau gồm những bộ phận nào? Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau? Khi ăn rau cần chú ý điều gì? - Nhận xét, ghi điểm. 3. BÀI MỚI: 3.1. Giới thiệu bài mới: - Có một loại cây mà lợi ích của nó gắn rất nhiều với cuộc sống, đó là cây hoa. Để hiểu rõ về cây hoa, hôm nay lớp mình cùng học bài Cây hoa. - Gọi HS nhắc lại tựa bài. GV ghi tựa 3.2. Hoạt động 1: Quan sát cây hoa: Mục tiêu: - HS biết chỉ và nói đúng tên các bộ phận của cây hoa. - Phân biệt được các loại hoa. Cách tiến hành: * Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện: - GV hướng dẫn HS quan sát cây hoa mà mình đem đến lớp. - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 trong vòng 3 phút. - HS thực hiện yêu cầu: + Cây hoa em mang đến lớp tên gì? Nó được trồng ở đâu? + Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá, hoa của cây hoa em mang đến lớp. (Lưu ý: Nếu cây hoa được trồng trong chậu hay trồng ngoài vườn thì các em sẽ không thấy rễ. Một số em chỉ mang một cành hoa hoặc một bông hoa tới lớp, khi đó các em sẽ chỉ vào các bộ phận của cành hoa hoặc bông hoa đó để giới thiệu với bạn). + Các bông hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn thích ngắm? + Các nhóm so sánh các loại hoa có trong nhóm, để tìm ra sự khác nhau về hình dạng, màu sắc, hương thơm giữa chúng. * Lưu ý: Nếu HS nào không có cây hoa mang đến lớp các em có thể vẽ một cây hoa, viết tên cây hoa và các bộ phận của cây hoa rồi giới thiệu với các bạn. * Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động. - Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau… Có loại hoa màu sắc rất đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc đẹp 3.3. Hoạt động 2: Làm viêc với SGK Mục tiêu: - HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK - Biết lợi ích của việc trồng hoa. Cách tiến hành: * Bước 1: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trong vòng 3 phút - GV nêu yêu cầu: Các em hãy quan sát tranh trang 49 một em đọc các câu hỏi trong SGK, em còn lại trả lời. Sau đó đổi vai trò cho nhau. - GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK. * Bước 2: - GV yêu cầu một số nhóm lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. - Gọi các nhóm khác nhận xét - Nhận xét, tuyên dương. * Bước 3: GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận lớp: - Kể tên các loại hoa có trong bài 23 SGK. - Em còn biết loại hoa nào nữa không? - Hoa được dùng để làm gì? - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Các hoa có trong SGK bài 23: hoa hồng (Gồm ảnh cây hoa hồng, cành cây hoa hồng, bình hoa hồng), hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc. + GV kể tên một số cây hoa ở địa phương: hoa mai, hoa cúc, hoa sen… + Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa (VD: hoa hồng, hoa lài…) làm mứt (hoa hồng), làm thuốc ( hoa quỳnh chữa sỏi thận, hoa hướng dương, hoa ngọc lan chữa bệnh tăng huyết áp), một số cây hoa còn được dùng làm hàng rào như: dâm bụt, mai chiếu thủy.. * Liên hệ thực tế: - Ở nhà em có trồng hoa không? Hoa gì? - Muốn cây hoa tươi tốt em cần làm gì? - Gặp hoa ở công viên hay bất cứ nơi đâu em có hái hoa không? Vì sao? * Kết luận: Không nên bẻ cành hái hoa ở những nơi công cộng vì như thế sẽ mất đi vẻ đẹp của hoa. 3.4. Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì?” Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về cây hoa Cách tiến hành: - GV yêu cầu mỗi tổ cử ra một bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt - Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp. - GV đưa cho mỗi em một bông hoa và đoán xem đó là hoa gì? - Ai đoán nhanh và đúng là người thắng cuộc. - Nhận xét, tuyên dương 4. CỦNG CỐ: - Cây hoa gồm những bộ phận nào? - Hãy nêu lợi ích của cây hoa. - Cây hoa có rất nhiều lợi ích như: làm kiểng, trang trí, làm nước hoa, làm thuốc... Vì vậy, chúng ta không nên ngắt hoa, bẻ cành ở nơi công cộng. 5. NHẬN XÉT, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học -Yêu cầu HS chuẩn bị bài Cây gỗ cho tiết học tiếp theo - Hát tập thể. - Rễ, thân, lá. - Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng… - Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi, và còn được bón phân…Vì vậy, cần phải rửa sạch rau trước khi ăn. - HS lắng nghe. - HS lặp lại tựa bài - Cây hoa hồng, nó được trồng trong chậu. - HS chỉ các bộ phận rễ, thân, lá, hoa của cây hoa mà mình đem đến lớp. - Các bông hoa có hình dạng, màu sắc đẹp, có hương thơm. - Mỗi bông hoa có hình dạng, màu sắc, hương thơm khác nhau. - Đại diện nhóm lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét - Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc. - Hoa lan, hoa mai, hoa ly… - Để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa, làm thuốc, làm hàng rào… - Đại diện nhóm trình bày. - HS nhận xét - Lắng nghe - Có. Hoa lan, hoa mai… - Tưới nước, bón phân, không ngắt hoa, bẻ cành - Không. Vì như thế sẽ mất đi vẻ đẹp của hoa. - HS lắng nghe - Tổ cử các đại diện tham gia trò chơi - HS xếp thành hàng ngang trước lớp - HS dùng tay sờ và dùng mũi để ngửi, đoán xem đó là hoa gì. - Rễ, thân, lá, hoa. - Làm kiểng, trang trí, làm nước hoa, làm thuốc… - HS lắng nghe. Bến Tre, Ngày……tháng……năm Người soạn Chữ kí của GV hướng dẫn

File đính kèm:

  • docCay hoa.doc
Giáo án liên quan