Giáo án môn Toán Tuần 3 Lớp 3 Trường Tiểu học Hoà Bình

A- Mục tiêu: SGK

B- Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Bài 1:

* Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.

Giáo viên cho học sinh quan sát hình (SGK) để biết đường gấp khúc ABCD, gồm 3 đoạn: AB = 34 cm, BC = 12 cm, CD = 40 cm, rồi tính độ dài đường gấp khúc đó.

- Học sinh tự giải, chẳng hạn:

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

34 + 12 + 40 = 86 (cm)

ĐS: 86 cm

(Cho học sinh nhắc lại: Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó).

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán Tuần 3 Lớp 3 Trường Tiểu học Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn:… …../……../ 2008 Ngày giảng…../……./ 2008 Toán: Ôn tập về hình học Mục tiêu: SGK Các hoạt động dạy học chủ yếu: Bài 1: * Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc. Giáo viên cho học sinh quan sát hình (SGK) để biết đường gấp khúc ABCD, gồm 3 đoạn: AB = 34 cm, BC = 12 cm, CD = 40 cm, rồi tính độ dài đường gấp khúc đó. Học sinh tự giải, chẳng hạn: Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) ĐS: 86 cm (Cho học sinh nhắc lại: Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó). Củng cố cách tính chu vi hình tam giác. Giáo viên cho học sinh nhận biết độ dài các cạnh của hình tam giác MNP là: MN = 34 cm, NP = 12 cm, MP = 40 cm. Sau đó học sinh tự tính chu vi hình tam giác MNP, chẳng hạn: Bài giải: Chu vi hình tam giác MNP là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) ĐS: 86 cm Bài 2: Học sinh ôn lại cách đo độ dài đoạn thẳng (đo được AB = 3 cm, BC = 2 cm, DC = 3 cm, AD = 2 cm) Từ đó tính được chu vi hình chữ nhật ABCD, chẳng hạn: Bài giải: Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm) ĐS: 10 cm Bài 3: Cho học sinh tự đếm để có: 5 hình vuông (4 hình vuông nhỏ và 1 hình vuông to) 6 hình tam giác (4 hình tam giác nhỏ và 2 hình tam giác to) Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được…, chẳng hạn: 3 hình tam giác: (ABC, ABD, ADC) b) 2 hình tứ giác: (MNPQ, MNPE) A N M B D C Q E P Nhận xét giờ học – về nhà làm bài tập ở vở bài tập. ----------- a & b ------------ Ngày soạn: /… …../……../2008 Ngày giảng:…../ …./…..…/2008 Toán: Ôn về giải toán Mục tiêu: SGK Các hoạt động dạy học: Bài 1: Củng cố giải bài toán về “nhiều hơn”. Giáo viên cho học sinh tự giải (giáo viên có thể minh họa bằng “sơ đồ đoạn thẳng” 230 cây Đội 1: 90 cây Đội 2: ? cây Bài 2: Củng cố giải bài toán “ít hơn”. Giáo viên cho sọc sinh tự giải 635 (lít) Buổi sáng: Buổi chiều: 128 (lít) ? (lít) Bài 3a: Giới thiệu bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị” Học sinh tự giải bài toán vào vở. Bài 3b: Học sinh dựa vào bài trên giải vào vở. Bài 4: Cho HS tự giảI tương tự như bàI 3b, lưu ý HS hiểu từ “nhẹ hơn” như là “ít hơn” Bài giải: Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là: 50 – 35 = 15 (kg) ĐS: 15 kg Học sinh phải trình bày tóm tắt bằng sơ đồ vào bài giải. Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học Làm bài tập vào vở bài tập. ----------- a & b ------------ Ngày soạn:… ../ …../……../2008 Ngày giảng:…/ . …./…..…/2008 Toán: Xem đồng hồ Mục tiêu: SGK Đồ dùng dạy học: SGK hướng dẫn Hoạt động dạy học: Giáo viên giúp học sinh nêu lại: 1 ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Sau đó giáo viên sử dụng mặt đồng hồ bằng bìa, yêu cầu học sinh quay các kim tới các vị trí sau: 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều (13 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 8 giờ tối (20 giờ). - Giáo viên giới thiệu các vạch chia phút. Giáo viên giúp học sinh xem giờ, phút: Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ ở trong khung phần bài học để nêu các thời điểm. Giáo viên cho học sinh nhìn vào tranh đầu tiên để xác định vị trí kim ngắn trước, rồi kim dài, tính từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 có 5 vạch nhỏ chỉ 5 phút. Vậy đồng hồ đang chỉ 8 giờ 5 phút. Giáo viên hướng dẫn tương tự như trên để học sinh nêu được 2 tranh vẽ tiếp theo chỉ 8 giờ 15 phút và 8 giờ 30 phút. Giáo viên lưu ý học sinh: 8 giờ 30 phút còn gọi là 8 rưỡi. Cuối cùng giáo viên củng cố cho học sinh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kỹ vị trí các kim đồng hồ. 3- Thực hành: Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một vàI ý đầu – sau đó cho học sinh chữa bài. Bài 2: Học sinh thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa. Giáo viên cho học sinh kiểm tra chéo rồi chữa bài. Bài 3: Giáo viên giới thiệu cho học sinh đây là hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử, dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút. Sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi tương ứng. Bài 4: Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ mặt hiện số trên đồng hồ điện tử rồi chọn các mặt đồng hồ chỉ cùng giờ. Giáo viên chữa bài. Nhận xét giờ học. ----------- a & b ------------ Ngày soạn:… ./……../……../2008 Ngày giảng:.. ../.…./…..…/2008 Toán: Xem đồng hồ (tiết 2) Mục tiêu: SGK Đồ dùng dạy học: SGK hướng dẫn Hoạt động dạy học: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách: Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất trong khung của bài học rồi nêu: “Các kim đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút”. Sau đó giáo viên hướng dẫn một cách đọc giờ, phút nữa, chẳng hạn: Các kim đồng hồ đang chỉ 8 giờ 35 phút, em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ? Học sinh có thể tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số 12 là còn (nhẩm miện: 5, 10, 15, 20, 25) 25 phút nữa nên các kim đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút. Vậy có thể nói 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được. Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các thời điểm ở các đồng hồ tiếp theo bằng 2 cách. Thực hành: BàI 1: Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu để hiểu yêu cầu của bài là đọc theo hai cách. Sau đó giáo viên cho học sinh trả lời lần lượt theo từng đồng hồ rồi chữa bài. BàI 2: Giáo viên cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa. Sau đó gọi một vàI em nêu vị trí kim phút trong từng trường hợp tương ứng, từng em so sánh với bàI làm của mình rồi sửa sai nếu có. Bài 3: Giáo viên cho học sinh chọn các mặt đồng hồ tương ứng. Sau đó cho học sinh kiểm tra chéo lẫn nhu. Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kỹ hình vẽ (a), nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi tương ứng trong phần (a). Học sinh tự làm các câu hỏi còn lại rồi giáo viên thống nhất các câu trả lời. Giáo viên nhận xét tiết học. Làm các bài tập còn lại ở SGK. ----------- a & b ------------ Ngày soạn:… ../..…../……../2008 Ngày giảng:.. ../……./…..…/2008 Toán: Luyện tập Mục tiêu: SGK Các hoạt động dạy học: Bài 1: Học sinh xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng - Giáo viên có thể dùng mô hình đồng hồ, vặn kim theo giờ để học sinh tập đọc giờ tại lớp. Bài 2: Học sinh chủ yếu dựa vào tóm tắt bài toán để tìm cách giải rồi ghi bài giải. Chẳng hạn: Số người có trong 4 thuyền là: 5 x 4 = 20 (người) ĐS: 20 người (Về phép tính của câu lời giải, nếu học sinh ghi 4 x 5 = 20 thì sửa là: 5 x 4 = 20. vì 4 x 5 = 20 (người) có thể hiểu là 5 thuyền, mỗi thuyền có 4 người) Bài 3: yêu cầu học sinh chỉ ra được ở hình 1 đã khoanh vào ẳ số quả cam (có 4 hàng như nhau, đã khoanh 1 hàng). ở cả 2 hình 3 và 4 đều đã khoanh vào ẵ số bông hoa (có 2 phần như nhau, đã khoanh vào 1 phần) Lưu ý: ở phần b cả 2 hình đều trả lời “được” (không như các bài trước thường có 1 hình được, 1 hình không được), ở hình 3 có 2 hàng như nhau, đã khoanh vào 1 hàng, ở hình 4 có 4 cột như nhau, đã khoanh vao 2 cột (đều khoanh vào ẵ số bông hoa). Bài 4: Yêu cầu học sinh tính kết quả rồi mới điền dấu >, = , < 4 x 7 > 4 x 6 4 x 5 = 5 x 4 16 : 4 < 16 : 2 28 24 20 20 4 4 (Có thể nói 4 lấy 7 lần thì lớn hơn 4 lấy 6 lần; 4 x 5 = 5 x 4 vì đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi; 16 : 4 < 16 : 2, 16 chia làm 4 phần thì bé hơn 16 chia làm 2 phần. Giáo viên nhận xét giờ học. Ký duyệt:

File đính kèm:

  • docTOAN LOP 3 TUAN 3 .doc
Giáo án liên quan