I. MỤC TIÊU
*Giúp học sinh củng cố về:
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
18 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán khối 4 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
************************ Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
Khoa học
Tiết 16: Ăn uống khi bị bệnh
I. MỤC TIÊU
* Sau bài học, học có thể:
- Nói về chế độ ăn uống khi bị mắc một số bệnh.
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy.
- Pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. CHUẩn bị
- Hình trang 34 - 35 SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: 1 gói Ô-rê-dôn, 1 cốc có vạch chia, 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo, 1 ít nước, muối, 1 bát.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
(?) Khi cơ thể có dấu hiệu không bình thường em phải làm gì?
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài - Viết đầu bài.
a. Hoạt động 1:
* Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị mắc một số bệnh thông thường
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn.
(?) Kể những món ăn cần cho người mắc bệnh thông thường?
(?) Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
(?) Đối với người mắc bệnh nặng không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
* Kết luận: (Mục bạn cần biết SGK)
b. Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. Biết cách pha chế dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H4, H5 SGK.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lời thoại.
(?) Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị để nấu cháo muối.
- Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị và quá trình thực hành của học sinh.
c. Hoạt động 3: “ Đóng vai “
* Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Giáo viên tổ chức, hướng dẫn.
- Giáo viên gợi ý tình huống.
(!) Ngày chủ nhật bố mẹ về quê, em bé bị đi ỉa chảy nặng (đi nhiều lần)
- Nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1HS trả lời
- Nhắc lại đầu bài.
- Chế độ ăn uống của người mắc bệnh thông thường.
- Học sinh thảo luận theo câu hỏi
+ Cháo, sữa, các món ăn có nhiều chất đạm...
+ Nên cho ăn loãng, dễ nuốt và dễ tiêu hoá.
+ Nên cho ăn nhiều bữa trong 1 ngày.
* Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc mục “Bạn cần biết”
- Pha dung dich Ô-rê-dôn
- Chuẩn bị để nấu cháo muối
- Học sinh quan sát. Đọc lời thoại trong H4, H5 trang 35 SGK: 2 học sinh :
* 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh.
* 1 em đọc câu trả lời của bác sĩ.
+ Phải uống dung dịch Ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối.
+ Đề phòng suy dinh dưỡng vẫn phải cho ăn đủ chất.
- Lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị.
- Nhóm 1, nhóm 2 pha dung dịch.
- Nhóm 3, nhóm 4 chuẩn bị vật liệu nấu cháo.
* Đại diện nhóm lên thực hành trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét.
- Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
+ Xử lý tình huống: Em nói với bà là nấu cháo muối lấy nước cho em bé uống. Em bé đã dừng đi ỉa chảy.
- Mỗi nhóm 2 em lên bảng: Đưa ra tình huống rồi xử lý tình huống.
- Nhóm khác nhận xét
*******************************
Toán
Tiết 39: Luyện tập chung
I. MỤC TIÊU
- HS có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
? Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó?
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
Gọi HS nêu yêu cầu của bài
Cho HS làm bài
GV nhận xét chữa
? Muốn biết một phép cộng(trừ) làm đúng hay sai chúng ta làm thế nào?
* Bài 2
? Bài y/cầu chúng ta làm gì?
Cho HS làm
- GV nhận xét chữa
*Lưu ý HS thực hiện cho đúng thứ tự của biểu thức
* Bài 3:
- Gọi HS nêu y/cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS cách làm
- GV nhận xét chữa
? Dựa vào đâu mà em thực hiện tính giá trị các biểu thức theo cách thuận tiện nhất?
* Bài 4
Gọi 2 HS đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét cho điểm
* Bài 5
- Cho HS làm bài vào vở
- GV chữa bài, y/cầu HS nêu cách tìm x
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS về làm vở luyện toán
* HS hoà nhập không phải làm bài 2 dòng 2
- 2 HS trả lời
- HS nêu y/cầu rồi làm bài
- 4 HS lên bảng chữa
- 2 HS trả lời
- HS làm bài
- 4HS lên bảng làm
- 1 HS nêu y/cầu của bài
- HS làm bài
- Dựa vào t/chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
- HS đọc
- 2 HS trả lời
-1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
*********************************************************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Toán
Tiết40: Góc nhọn - góc tù - góc bẹt.
I. MỤC TIÊU
* Giúp học sinh:
- Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Biết dùng êke để nhận biết góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, SGK + Ê ke cho giáo viên, HS.
- HS : Sách vở, ê ke, thớc thẳng...
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài trong vở bài tập.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu - ghi đầu bài
b) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
* Giới thiệu góc nhọn :
- Vẽ góc nhọn AOB
(?) Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này?
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
(?) Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
- GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông
* Giới thiệu góc tù :
- GV vẽ góc tù MON
(?) Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc?
(?) Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông
* Giới thiệu góc bẹt :
- GV vẽ góc bẹt COD và y/cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
- Gv vừa vẽ vừa nêu: Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD (thẳng hàng) - cùng nằm trên một đờng thẳng - với nhau. Lúc đó góc COD đợc gọi là góc bẹt.
(?) Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Y/ cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
3. Luyện tập thực hành :
* Bài tập 1
- Nêu y/c và hướng dẫn HS làm bài tập.
- Y/c HS dưới lớp nhận xét.
- Kiểm tra HS đúng/ sai
* Bài tập 2
- Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra góc của từng hình tam giác.
- Y/c HS trả lời đó là các góc nào
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS vẽ vào vở.
+ Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB
- HS nêu: Góc nhọn AOB.
+ Hs lên bảng k/tra, sau đó lớp k/tra trong SGK.
- Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- HS dùng ê ke lên vẽ góc nhọn.
+ Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON.
+ Góc tù MON lớn hơn góc vuông.
- HS dùng ê ke lên vẽ góc tù.
- Nêu lại: Góc tù lớn hơn góc vuông
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC, OD.
C D
O
+ Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
- Bằng 2 góc vuông.
- Hs lên bảng vẽ, lớp viết ra nháp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát và trả lời miệng :
+ Các góc nhọn là: MAN, UDV
+ Góc vuông là ICK
+ Các góc tù là: PBQ, GOH
+ Góc bẹt là: XEY
- HS thảo luận nhóm đôi; báo cáo kết quả.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
+ Hiình tam giác DEG có 1 góc vuông.
+ Hình tam giác MNP có 1 góc tù.
*********************************
Địa lí
Tiết 7: Hoạt động sản xuất
của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Học xong bài biết:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở TN: trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
- Dựa vào lược đồ bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý TNVN
- Tranh, ảnh về vùng trồng cà phê,một số sản phẩm cà phê
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC
- Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở TN?
- GV nhận xét
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
a. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Bước 1:
(?) Kể tên những cây trồng chính ở TN(QS lược đồ H1) chúng thuộc loại cây gì?
(?) Quan sát bảng số liệu cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở đây?
(?) Tại sao ở TN lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
*Bước 2:
-GV nhận xét - giải thích về sự hình thành của đất đỏ ba dan
*Hoạt động 2: Hoạt động chung
-GV y/c HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cà phê ở Buôn-ma-thuột
(?) Các em biết gì về cà phê Buôn-ma-thuột?
(?) Hiện nay khó khăn nhất trong việc trồng cây ở TN là gì?
(?) Người dân ở TN đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
-Nhận xét, bổ sung.
b.Chăn nuôi trên đồng cỏ
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
*Bước 1:
-Dựa vào H1 trả lời các câu hỏi.
(?) Hãy kể tên những vật nuôi chính ở TN?
(?) ở TN voi được nuôi để làm gì?
*Bước 2:
-GV nhận xét bổ sung hoàn thiện câu hỏi
3. Củng cố dặn dò
- Củng cố nội dung bài
- Gọi HS đọc bài học
- Về nhà học bài - chuẩn bị bài sau
- Gọi 1 HS trả lời
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 1 SGK thảo luận các câu hỏi sau:
+ Cây trồng chính là: cao su,hồ tiêu,cà phê,chè
- Chúng thuộc loại cây công nghiệp
+ Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở đây.
+Vì phần lớn các cao nguyên ở TN được phủ đất đỏ ba dan, đất tơi xốp, phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp
- Đại diện nhóm trình bày
HS lên chỉ vị trí ở ở Buôn-ma-thuột hiện nay có nhiều vùng trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm như:cao su,chè ,hồ tiêu...
+ Cà phê Buôn-ma-thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước
+ Khó khăn nhất của TN là thiếu nước vào mùa khô
+ Người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tới cây
-Dựa vào H1 bảng số liệu, mục 2 SGK trả lời các câu hỏi sau:
+ Bò, voi, trâu
+ Voi được dùng để chuyên chở người và hàng hoá
- HS đọc bài học
*********************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- GA Toan Lop 4 Tuan 8 20092010.doc