1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh khả năng so sánh, phân tích và trình bày bài toán.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài, lòng say mê học toán.
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn toán Bài : bài toán liên quan đến rút về đơn vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Tiểu Học Hiệp Thành
GV : Nguyễn Thị Hồng Tươi
Lớp : 3/3
GIÁO ÁN MÔN TOÁN
Bài : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh khả năng so sánh, phân tích và trình bày bài toán.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài, lòng say mê học toán.
Đồ dùng dạy-học
Bảng phụ
16 hình tam giác vuông
Hoạt động dạy-Học chủ yếu
Hoạt động day
Hoạt động học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1HS đứng tại chỗ đọc các số la mã sau: VI, XII, II, XXI,XV.
GV nhận xét, ghi điểm
Dạy-Học bài mới
Giới thiệu bài:
Đưa bảng phụ có nôi dung bài 1: “Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?”.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
GV tóm tắt bài toán:
Hỏi: Muốn tính số lít mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì?
Vì sao ta làm phép tính chia?
Gọi Hs nhận xét
GV nhận xét: Như vậy muốn tính được số lít mật ong có trong 1 can, chúng ta phải thực hiện phép tính chia. Việc đi tìm số lít mật ong có trong 1 can được gọi là bước rút về đơn vị.
Hỏi lại: Muốn tính số ít mật ong trong mỗi can ta phải làm như thế nào?
Gọi 1 HS lên bảng làm.HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
Trong bài toán trên, để tìm được số lít mật ong trong một can chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị. Tức là, tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.
Gọi HS đọc đề bài toán 2: Có 35lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
Yêu cầu HS so sánh bài toán 1 và bài toán 2.
Hướng dẫn Hs giải:
Bài toán cho biết gì?
Bài toàn hỏi gì?
Muốn biết 2can chứa mấy lít mật ong ta phải tìm cái gì?
Làm thế nào để tính được số lít mật ong có trong 1 can?
Làm thế nào để tính được số mật ong có trong 2 can? Thực hiện phép tính gì ?
Biết mỗi can chứa 5l mật ong, muốn tìm 2can chứa bao nhiêu lít mật ong ta phải làm như thế nào?
Gọi Hs nhận xét
GV: Ta cần lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét
GV hỏi: Trong bài toán 2 bước nào được gọi là bước rút về đơn vị?
GV nhận xét.
GV đưa ra kết luận: Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia).
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần bằng nhau đó( thực hiện phép nhân).
Gọi 2-3 HS đọc kết luận.
Luyện tập thực hành
BT1:
Gọi HS đọc đề bài:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán yêu cầu tìm gì?
GV tóm tắt bài.
Để tính được số viên thuốc có trong 3 vỉ phải làm thế nào?
Làm thế nào để tính được số viên thuốc có trong 1 vỉ?
GV gọi HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào nháp.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, cho điểm.
GV hỏi: Bài toán trên thuộc dạng toán gì?
Bước nào trong bài 1 là bước rút về đơn vị?
BT2
Gọi HS đọc đề bài toán 2.
Bài toán trên thuộc dạng toán nào ?
GV nói thêm: BT2 tương tự BT1.
Gọi 1 HS lên bảng giải, ở dưới làm vào vở.
Hs nhận xét bài bạn trên bảng.
Bước nào trong bài 1 là bước rút về đơn vị?
GV nhận xét
BT3:
Gọi HS đọc đề bài toán 3.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “XẾP HÌNH”.
GV phổ biến luật chơi: Cô cần 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người. Mỗi bạn sẽ được nhận 2 hình tam giác vuông. Từng bạn trong mỗi đội sẽ lên xếp từng hình một rồi chạy về tới lượt bạn khác. Trong 2 phút đội nào xếp đúng, nhanh và đẹp sẽ là đội chiến thắng.
Gọi HS nhận xét, hướng dẫn lại cách xếp và công bố đội chiến thắng.
Củng cố,dặn dò.
Cho HS nhắc lại các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
GV nhận xét tiết học
Nhắc nhở HS coi lại bài, chuẩn bị cho bài sau.
Hát
HS trả bài cũ
HS đọc các số
HS đọc bài tập
Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít mật ong.
HS tóm tắt bài.
Ta thực hiện phép chia.
Vì có tất cả 35l mật ong được chia đều vào 7 can.
HS nhận xét
HS lắng nghe
Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta phải lấy 35 chia cho 7.
HS làm bài tập
Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
Đáp số: 5l mật ong.
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS đọc bài tập
HS so sánh:
+ Giống: Đều cho biết có 35 l mật ong chia đều vào 7 can.
+ Khác: Yêu cầu của bài toán.
HS trả lời câu hỏi
Cho biết 35l mật ong chia đều vào 7can.
Hỏi 2can có mấy lít mật ong?
Tìm 1can có bao nhiêu lít mật ong.
Lấy số lít mật ong có trong 7can chia cho 7.
35 : 7 = 5 (l)
Lấy 2 nhân với số lít mật ong có trong 1 can.Ta thực hiện phép nhân.
5 x 2 =10 (l)
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS làm Bt:
Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5(l)
Số lít mật ong có trong hai can là:
5 x 2 = 10 (l)
Đáp số: 10l mật ong.
HS nhận xét
Bước tìm số lít mật ong có trong 1 can.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại.
HS đọc đề bài1: Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc ?
Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ.
Số viên thuốc có trong 3 vỉ.
HS tóm tắt bài:
Tóm tắt: 4 vỉ: 24 viên
3 vỉ: … viên?
Tính được số viên thuốc có trong 1 vỉ.
Thực hiện phép tính chia lấy 24 chia 4
HS làm bài tập:
Bài giải
Số viên thuốc có trong 1 vỉ là:
24 : 4 = 6 (viên)
Số viên thuốc có trong 3 vỉ là:
6 x 3 = 18 (viên)
HS nhận xét
Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bước tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ.
HS đọc đề bài 2: Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu kg-lô-gam gạo ?
Thuộc dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
HS tóm tắt, giải bài tập:
Tóm tắt: 7 bao: 28 kg
5 bao: … kg?
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo có trong 1 bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
Số ki-lô-gam gạo có trong 5 bao là:
4 X 5 = 20 (kg)
Đáp số: 20 kg gạo.
HS nhận xét
Tìm số ki-lô-gam gạo có trong 1 bao.
HS đọc đề bài 3:
“Cho 8 hình tam giác,
mỗi hình như hình sau:
Hãy xếp thành hình dưới đây:”
HS cử đại diên tham gia trò chơi, nghe phổ biến luật chơi.
HS nhận xét và lắng nghe.
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia).
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần bằng nhau đó( thực hiện phép nhân).
HS lắng nghe
File đính kèm:
- Toan lop 3 Bai Toan Lien Quan Den Rut Ve Don Vi.docx