I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000.
II/Các hoạt động dạy học
11 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán 4 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS đọc phép tính
- 35 x 10 = 10 x 35
- 35 chục
10 x 35 = 350
- KQ của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số
thứ nhất thêm 1 chữ số 0 vào bên phải.
- Khi nhân 1 số tự nhiên với 10 ta chỉ việc
viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
- 350 : 10 = 35
- Là số tròn chục.
-Thương chính là số bị chia xoá đi 1 chữ số 0
ở bên phải.
- Bỏ bớt 1 chữ số 0 ở bên phải số đó
- HS làm miệng nêu kết quả: 18 x 10 = 180,
18 x 100 = 1800,....
- HS làm vở
- Lớp nhận xét
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ như phần b SGK/60
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
- Nêu cách nhân với 10, 100,?
- Nêu cách chia số tròn chục , tròn trăm cho 10, 100,..
2.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
HĐ1:Nhận biết t/c kết hợp của phép nhân.
- So sánh giá trị của 2 biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
GV kết luận (2 x 3) x 4 = 2 x ( 3 x 4)
- Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức
(a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng
- GV yêu cầu HS so sánh giá trị của từng cặp biểu thức
- Vậy muốn nhân một tích 2 số với số thứ
ba là làm thế nào ?
Đây là t/c kết hợp của phép nhân.
công thức: a x b x c = (a x b) x c =
ax(bxc)
HĐ2: Luyện tập thực hành
Bài 1a/61 : Gọi 1 HS nêu y/c
Biểu thức có dạng tích của bao nhiêu số
Nêu các cách tính
Bài 2: HS đọc y/c bài
- Theo em cách nào thuận tiện hơn ?
- GV chấm, ghi điểm nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò:
-Tiết sau: Nhân với số có tận cùng là các
chữ số 0
- 2 HS lên bảng trình bày
2 HS tính và so sánh 2 kết quả đều bằng
nhau (24)
- HS tính giá trị và nêu kết quả
- 3 HS lên thực hiện mỗi em một dòng
- HS so sánh và nêu :
+ (a x b) x c = a x (b x c)
-Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2
và số thứ 3
- 2 HS lên bảng
- Lớp làm vở
1a/ 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60
4 x5 x 3 = 4 x(5 x 3) = 4 x 15 = 60
- Vận dụng t/c kết hợp của phép nhân để
tính nhanh.
- 4 HS lên bảng làm
2a/ 13 x 5 x 2 = 13 x (5x2) = 13 x10 =130
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Toán : NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
I/ Mục tiêu: Giúp HS
-Biết cách thực hiện phép nhân với các số tận cùng là chữ số 0, vận dụng để tính nhanh và tính nhẩm
II/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KTBC: Tính chất kết hợp của phép
nhân
2/ Bài mới: Giới thiệu – ghi đề
HĐ1: HS biết cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- GV viết bảng phép tính 1324 x 20
- Có thể nhân 1324 x 20 ntn ?
- GV hướng dẫn : 20 = 10 x 2
1324 x 20 = 1324 x (10 x 2)
= (1324 x 2) x 10
=2648 x 10
=26480
-Ta có: 1324 x 20 = 26480
-Ta có thể đặt tính rồi nhân
HĐ2:. Nhân các số tận cùng là chữ
số 0
- GV ghi bảng 230 x 70 (GV hướng dẫn
tương tự như trên)
HĐ3: Thực hành luyện tập
Bài 1/62 Gọi 1 HS nêu y/c bài
- GV nhận xét
Bài 2/62 Khuyến khích hs khá giỏi nhẩm
Bài 3( HS khá .giỏi)
3/ Củng cố , dặn dò:
Tiết sau: Đề-xi-mét vuông
- 2hs làm bài 2.
- HS rút ra nhận xét: Khi thực hiện nhân
1324 x 20 ta chỉ việc thực hiện tính
nhân 1324 x 2 rồi thêm vào 1 chữ số 0
vào bên phải tích
- HS nêu cách thực hiện
1324
x 20
24680
- Vài HS nhắc lại cách nhân
- Viết thêm vào bên phải tích của
1324 x 2 một chữ số 0
- 1 HS lên thực hiện - lớp làm bảng con
a) 1342 b) 13546 c) 5642
x 40 x 30 x 200
53680 406380 1128400
- HS nêu cách làm và kết quả.
a/ 407800, b/69000, c/1160000
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Toán: MÉT VUÔNG
I/Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được "mét vuông", "m2"
- Biết được 1m2 = 100 dm2 .
- Bước đầu biết chuyển đổi từ m2
II/ Đồ dùng dạy học: GV vẽ sẵn ở bảng phụ hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ , mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2 .
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC : Bài 3/62
2/ Bài mới: Giới thiệu - Ghi đề
HĐ1: Giới thiệu m2
- GV giới thiệu: Cùng với cm2 , dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2
- GV giới thiệu hình vuông có cạnh dài 1 m . HS tính DT hình vuông : 1x1= 1m2
- Mét vuông là gì ?
- Mét vuông viết tắt là m2. Đọc là mét vuông
- Quan sát hình vuông đếm số ô vuông 1 dm2 .
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu dm2 ?
HĐ2: Luyện tập
BT1/65: y/c đọc và viết số đo diện tích theo mét vuông .
BT2/65 (cột 1) : Y/c 1 hs lên bảng làm 2 dòng đầu , 1 hs khác làm 2 dòng cuối .
Y/c hs giải thích cách đổi . GV nhận xét .
BT3/65 : Gọi 1 HS đọc đề .
Gợi ý: Lát nền phòng ? viên gạch .
DT căn phòng là dt ? viên gạch .
Mỗi viên gạch có dt ? .
Vậy dt căn phòng ? m2 .
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài
1 m
- Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m .
- 100 ô vuông 1 dm2
1m2 = 100dm2
- HS nêu miệng và viết vào bảng con
- HS nối tiếp nhau trả lời :
1 m2 = 100dm2 1dm2 = 100cm2 1 m2 = 10 000cm2 .
KL: 1 m2 = 100dm2 = 10000cm2 .
- HS tự phân tích đề và làm bài vào vở .
Diện tích của một viên gạch lát nền
30 x 30 = 900(cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền, vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180000(cm2)
180000cm2 = 18m2
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
TOÁN : ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết dm2 là đơn vị đo diện tích
- Đọc, viết đúng số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
- Biết được 1 dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ đề - xi – mét – vuông sang xen – ti – mét – vuông và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
+ Đặt tính rồi tính : 2715 x 40 ;
3502 x 300
B. Bài mới :
1. Ôn tập về xăng-ti-mét vuông :
+ 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu cm ?
2. Giới thiệu đề-xi-mét vuông (dm2)
a) Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
- GV giới thiệu : Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông.
- Đề xi- mét vuông là gì?
- Đề-xi-mét vuông viết kí hiệu là dm2.
b) Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét-vuông.
- GV: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm.
+ 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét ?
+ Vậy 100cm2 = 1 dm2.
3. Luyện tập thực hành :
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:Yêu cầu HS tự làm bài, điền số thích hợp vào chỗ trống.
Bài 4,5 :Dành cho hs khá giỏi
C.Củng cố - Dặn dò:
- Bài sau : Mét vuông.
- 1 hs lên bảng thực hiện.
-1hs làm bài 3/65
- cạnh dài 1cm.
- Đề-xi-mét vuông là diện tích một hình vuông có cạnh 1dm.
- HS tính và nêu :
10cm x 10cm = 100cm2
- 10cm = 1dm.
- HS nêu miệng
- Ba mươi hai đề-xi-mét vuông.
- Chín trăm mươi một nghìn đề-xi-mét vuông;
- HS làm bài vào VBT.
812dm²; 1969dm²; 2812dm2
- 48dm2 = ....cm2,
Nhẩm 48dm2 = 1dm2 x 48
= 100 cm2 x 48 = 4800 cm2,
100 cm2 = 1 dm2; 2000 cm2 = 20 dm2
1997dm2 = 199700cm2;
9900cm2 = 99dm2
Luyện toán : ÔN TẬP TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại tính chất kết hợp của phép nhân, thông qua cách tính thuận tiện nhất
II. Nội dung:
1/ HS hoàn thành các bài tập trong VBT Toán tuần 10.
2/ Bài tập bổ sung:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
175 x 5 x 2
20 x 164 x 5
2257 + 412 x 10 – 24 x 100
Bài 2: Tổng của ba số là 132. Số thứ nhất kém số thứ hai 2 đơn vị, số thứ hai kém số thứ ba 2 đơn vị . Tìm 3 số đó ?
Luyện Tiếng Việt : ÔN ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu :
- Củng cố kĩ năng nhận biết được động từ.
- Biết sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II. Nội dung :
1/ HS nhắc lại ghi nhớ động từ là gì ? Cho ví dụ.
2/ Bài tập :
Bài 1: Tìm động từ trong đoạn văn sau:
“ Vua Mi-đát thứ bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa !
Bài 2: Đặt 2 câu với động từ đã tìm được ở BT1 có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đó.
Luyện Tiếng Việt: ÔN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng biết viết đoạn mở bài trong bài văn kể chuyện theo 2 cách : gián tiếp và trực tiếp.
II. Nội dung :
1/ HS nhắc lại ghi nhớ 2 cách mở bài trong bài văn kể chuyện.
2/ Bài tập : Kể lại phần mở đầu câu chuyện Hai lưỡi rìu; Những hạt thóc giống theo cách mở bài gián tiếp.
SINH HOẠT LỚP
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 11, phương hướng tuần 12
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các tổ đánh giá, tổng kết các hoạt động trong tuần11
2/ GV nhận xét chung
Duy trì tốt sĩ số và tỉ lệ chuyên cần.
Vệ sinh trường, lớp ,cá nhân sạch sẽ.
Duy trì tốt nề nếp tự quản.
Thực hiện truy bài đầu giờ thường xuyên
Thực hiện tốt CTRLĐV theo chuyên hiệu
Các tổ kiểm tra, nhận xét, xếp loại cho cá nhân cũng như tổ khá chặt chẽ.
Tồn tại : Vẫn còn 1 số ít em chưa học bài kĩ, bảng nhân chia chưa thuộc
3/ Công tác tuần 12:
Duy trì tốt sĩ số
Học thuộc bảng cửu chương
- Tiếp tục thực hiện tốt CTRLĐV trong tháng 11
Nề nếp tự quản cao hơn
______________________________________
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11
(Từ ngày: 31/10 đến 4/11/ 2011)
Cách ngôn: “Chị ngã, em nâng”
Thứ
Môn
Tiêt thứ
Tên Bài dạy
Hai
31/10
Ch/cờ
T/đọc
Toán
Kĩ thuật
1
2
3
4
Chào cờ
Ông trạng thả diều
Nhân với 10,100, 1000,chia với 10,100, 1000
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
Ba
1/11
Toán
LTVC
K/ ch
1
2
3
Tính chất kết hợp của phép nhân
Luyện tập về động từ
Bàn chân kì diệu
Tư
2/11
T/đọc
Toán
TLV
LTV
1
2
3
4
Có chí thì nên
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Ôn động từ
Năm
3/11
Toán
LTVC
1
2
Đề-xi-mét vuông
Tính từ
TLV
NGLL
LToán
1
2
4
Mở bài trong bài văn kể chuyện
Ôn tập tính chất kết hợp của phép nhân
Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
Sáu
4/11
Toán
Ch/tả
L/TV
SHTT
1
2
3
4
Mét vuông
Nếu chúng mình có phép lạ
Ôn: Mở bài trong bài văn kể chuyện
Sinh hoạt lớp
File đính kèm:
- Toan tuan 11.doc