Giáo án môn Tin học Lớp 11 - Tiết 23, Bài 9: Làm việc với bảng trong văn bản (Chuẩn kiến thức)

3.2. Chèn thêm các hàng, cột vào bảng.

Để chèn thêm một hàng ta thực hiện theo cách sau:

- Nếu chèn thêm một hàng ở vị trí cuối bảng, ta đưa con nháy về ô cuối cùng của bảng hiện tại rồi nhấn phím Tab.

- Nếu chèn thêm một hàng ở vị trí đầu bảng hay giữa bảng, ta chọn hàng ở sau vị trí cần chèn rồi thực hiện lệnh Table/Insert Rows (hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn rồi chọn Insert Rows).

Để chèn thêm một cột ta thực hiện theo cách sau:

- Chọn cột ở sau vị trí cần chèn rồi thực hiện lệnh Table/Insert Columns (hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn rồi chọn Insert Columns).

3.3. Xoá các hàng, cột trong bảng.

Muốn xoá một hàng hay một cột ra khỏi bảng ta tiến hành các bước sau:

- Chọn hàng hay cột cần xoá.

- Thực hiện lệnh Table/Delete Rows (nếu xoá hàng), Delete Columns (nếu xoá cột), hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn sau đó chọn lệnh Delete Rows hay Delete Columns tương ứng, hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím.

3.4. Di chuyển, sao chép các ô, hàng, cột trong bảng.

Ta tiến hành các bước như sau:

- Chọn các ô, hàng hay cột cần di chuyển hay sao chép.

- Đưa trỏ chuột đến phần được chọn, nhấn giữ chuột trái, rồi thực hiện một trong hai động tác sau:

+ Rê chuột đến vị trí mới rồi nhả chuột: di chuyển phần được chọn.

+ Giữ phím Ctrl đồng thời rê chuột đến vị trí mới rồi nhả chuột: Copy phần được chọn.

Hoặc ta có thể di chuyển hay sao chép dữ liệu như thao tác với văn bản bình thường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 11 - Tiết 23, Bài 9: Làm việc với bảng trong văn bản (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 25/10/2008 Tiết 23 – Bài 9: làm việc với bảng trong văn bản i. Mục tiêu - Như tiết 23 II. thiết bị - GV : bài soạn, tài liệu tham khảo, máy chiếu. - HS: SGK, vở ghi, USB. III. tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số 2’ 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học 3. Bài mới Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 5’ 5’ 5’ 5’ 5’ 5’ 3.2. Chèn thêm các hàng, cột vào bảng. Để chèn thêm một hàng ta thực hiện theo cách sau: - Nếu chèn thêm một hàng ở vị trí cuối bảng, ta đưa con nháy về ô cuối cùng của bảng hiện tại rồi nhấn phím Tab. - Nếu chèn thêm một hàng ở vị trí đầu bảng hay giữa bảng, ta chọn hàng ở sau vị trí cần chèn rồi thực hiện lệnh Table/Insert Rows (hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn rồi chọn Insert Rows). Để chèn thêm một cột ta thực hiện theo cách sau: - Chọn cột ở sau vị trí cần chèn rồi thực hiện lệnh Table/Insert Columns (hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn rồi chọn Insert Columns). 3.3. Xoá các hàng, cột trong bảng. Muốn xoá một hàng hay một cột ra khỏi bảng ta tiến hành các bước sau: - Chọn hàng hay cột cần xoá. - Thực hiện lệnh Table/Delete Rows (nếu xoá hàng), Delete Columns (nếu xoá cột), hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn sau đó chọn lệnh Delete Rows hay Delete Columns tương ứng, hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím. 3.4. Di chuyển, sao chép các ô, hàng, cột trong bảng. Ta tiến hành các bước như sau: - Chọn các ô, hàng hay cột cần di chuyển hay sao chép. - Đưa trỏ chuột đến phần được chọn, nhấn giữ chuột trái, rồi thực hiện một trong hai động tác sau: + Rê chuột đến vị trí mới rồi nhả chuột: di chuyển phần được chọn. + Giữ phím Ctrl đồng thời rê chuột đến vị trí mới rồi nhả chuột: Copy phần được chọn. Hoặc ta có thể di chuyển hay sao chép dữ liệu như thao tác với văn bản bình thường. 3.5. Thay đổi chiều rộng cột, chiều cao hàng. Để thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của hàng ta thực hiện một trong các cách sau: Cách 1: - Di chuyển con trỏ chuột đến biên của cột hay hàng, khi con trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều thì rê chuột để thay đổi kích thước theo ý muốn. Cách 2: - Chọn cột hay hàng cần thay đổi kích thước. - Thực hiện lệnh Table/Cell Heigh And Width, một hộp thoại xuất hiện. - Gõ con số chỉ chiều rộng của cột vào mục Width of Column (trong mục Column. - Trong mục Column ta có thể chọn khoảng cách giữa các cột bằng cách gõ con số chỉ khoảng cách vào mục Space Between Column. - Trong mục Row của hộp thoại ta chọn một trong các cách điều chỉnh chiều cao của hàng như sau: + Chọn Auto trong mục Heigh of Rows: điều chỉnh độ cao theo độ cao văn bản của hàng. + Chọn At Least trong mục Heigh of Rows, rồi đưa vào giá trị số chỉ độ cao ít nhất của hàng. Nếu nội dung trong ô vượt quá con số đưa ra thì Word sẽ điều chỉnh lại. + Chọn Exactly trong mục Heigh of Rows, rồi đưa vào giá trị số chỉ độ cao chính xác của hàng. Nếu nội dung trong ô lớn hơn thì sẽ bị mất một phần. - Sau khi định dạng xong nhấn nút OK để xác nhận các thiết lập, nhấn nút Cancel để huỷ bỏ. 3.6. Gộp, tách các ô trong bảng. Gộp nhiều ô thành một ô: - Chọn các ô cần gộp (các ô phải nằm liên tục trong một vùng). - Thực hiện một trong các cách sau: + Thực hiện lệnh Table/Merge Cells. + Nháy chuột phải vào vùng đã chọn, chọn lệnh Merge Cells. + Nháy chuột vào biểu tượng Merge Cells trên thanh công cụ. Khi đó các đường gạch giữa các ô sẽ mất đi tạo thành một ô duy nhất. Tách một ô thành nhiều ô nhỏ: - Chọn ô cần tách (có thể gồm nhiều ô). - Thực hiện một trong các cách sau: +Thực hiện lệnh Table/Split Cells. + Hoặc nháy chuột phải vào ô cần tách, rồi chọn lệnh Split Cells. + Nháy chuột lên biểu tượng Split Cells trên thanh công cụ. - Sau khi thực hiện một trang các cách trên, hộp thoại Split Cells xuất hiện: - Nhập số cột cần tách vào mục Number of Columns, số hàng cần tách vào mục Number of Rows. - Chọn OK để xác nhận, Cancel để huỷ bỏ. Sau khi chia chiều rộng mỗi cột (hay chiều cao của hàng) bằng chiều rộng cột cũ chia cho số cột (chiều cao hàng cũ chia cho số hàng). 4. Tạo các đường kẻ cho bảng. Ta có thể định dạng cho các đường kẽ trong bảng theo yêu cầu của người dùng, chẳng hạn che dấu các đường kẽ giữa các ô hay kẽ các đường đậm hơn bao quanh bảng,... Để làm điều đó ta thực hiện một trong các cách sau: Cách 1: - Chọn khối cần kẽ. - Nháy chuột vào mẫu hình tam giác màu đen bên cạnh biểu tượng Outside Border ( ) trên thanh công cụ. - Nháy chuột vào dạng tương ứng trên bảng mới xuất hiện để tạo dạng đường kẽ cho khối đã chọn. Cách 2: Định dạng một cách chi tiết. - Chọn khối cần định dạng. - Thực hiện lệnh Format/Border and Sharing, xuất hiện hộp thoại, ta định dạng tương tự như tạo khung cho văn bản mà phần trước đã giới thiệu, nhưng trong phần Apply to ta chọn Cell. 5. Sắp xếp dữ liệu trên bảng tính. Có thể sắp xếp các hàng trong bảng theo một cột nào đó. Dữ liệu trong cột phải có cùng kiểu, gồm một trong ba kiểu sau: Text (văn bản), Number (kiểu số), Date (kiểu ngày tháng). Nếu dữ liệu ở các hàng trong một cột khác kiểu thì chỉ được phép sắp xếp theo kểu Text. Các bước tiến hành sắp xếp trên bảng: - Chọn các hàng cần sắp xếp. Nếu sắp xếp toàn bộ bảng thì chỉ cần đưa con trỏ vào một ô bất kỳ trong bảng. - Thực hiện lệnh Table/Sort. Hộp thoại Sort xuất hiện: - Chọn các khoá sắp xếp trong hộp Sort by và Then by. - Chọn sắp xếp theo kiểu dữ liệu nào (Type): kiểu ký tự (Text), kiểu số (Number) hay kiểu ngày (Date). - Chọn thứ tự sắp xếp: tăng dần (Ascending) hoặc giảm dần (Descending). - Chọn OK hay gõ Enter để xác nhận, Cancel để huỷ bỏ. 6. Tính tổng các ô trong một cột. Tổng này sẽ ghi vào ô cuối cùng của vùng chọn. - Chọn các ô cần tính tổng (Di chuyển con trỏ đến ô dưới cùng của cột nếu tính tổng toàn bộ các ô trong cột). - Thực hiện lệnh Table/Formula..., hộp thoại sau xuất hiện: - Chọn OK, kết quả sẽ được trình bày tại ô cuối cùng của vùng chọn hoặc ô cuối cùng của bảng. Ngoài thao tác tình tổng của một cột lệnh Format/Formula còn cho một số công thức khác nhằm giúp người sử dụng xử lý trên bảng tính như tình trung bình, tìm giá trị lớn nhất. Để sử dụng hàm nào thì nháy chuột vào mục Paste Function để chọn. Tóm tắt: Thông thường quy trình tạo bảng gồm các bước sau: - Thực hiện lệnh Table/Insert hay nháy chuột lên biểu tượng. - Định số cột và định độ rộng cột. - Nhập dữ liệu cho bảng. - Làm khung, kẽ đường và định dạng nền cho bảng. Xử lý số liệu trên bảng (nếu cần). - Điền trả lời theo câu hỏi vào SGK. - Trả lời, nhận xét. - Quan sát văn bản mẫu. - Nghe, ghi bài - Quan sát hướng dẫn qua máy chiếu. - Nghe, ghi bài. - Đọc sách cá nhân 4 phút. - Nghe, ghi bài. - Quan sát thao tác, nghe giải thích của GV. - Quan sát thao tác, nghe giải thích của GV. - Ghi bài. - Quan sát thao tác của GV, ghi bài. - Điền trả lời theo câu hỏi vào SGK. - Trả lời, nhận xét. - Quan sát văn bản mẫu. - Nghe, ghi bài - Quan sát hướng dẫn qua máy chiếu. - Nghe, ghi bài. - Đọc sách cá nhân 4 phút. - Nghe, ghi bài. - Quan sát thao tác, nghe giải thích của GV. - Quan sát thao tác, nghe giải thích của GV. - Ghi bài. - Quan sát thao tác của GV, ghi bài. 4. Củng cố và bài tập. 3’ - Nhấn mạnh cho HS không ấn Enter khi tăng khoảng cách giữa các đoạn văn mà nên dùng lệnh Format \ Paragraph .... và điều chỉnh khoảng cách trước (Before) hay sau (After) đoạn văn cho văn bản nhất quán và đẹp hơn. - Tất cả các việc định dạng trên ngoài việc để văn bản thêm đẹp còn tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng. - Khái niệm định dạng văn bản và các cách định dạng kí tự, đoạn văn. IV. những lưu ý khi sử dụng giáo án

File đính kèm:

  • docNghe Tin 231.doc
Giáo án liên quan