Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 theo chuẩn kiến thức

Tập đọc:

 - Đọc trôi chảy toàn bài.

 - Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc538 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 theo chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Xem tranh - Hiểu Hiểu nội dung các bức tranh - GV giới thiệu tranh Mẹ tôi - HS quan sát và nhận xét: . Tác giả bức tranh là ai? . Tranh vẽ những hình ảnh gì? . Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất? . Tình cảm thể hiện như thế nào? . Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? . Màu sắc trong tranh. . Tranh được vẽ như thế nào? . GV giới thiệu về tác giả của bức tranh. - GV giới thiệu tranh Giã gạo - HS quan sát và nhận xét: . Tác giả bức tranh là ai? . Tranh vẽ cảnh gì? . Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất? . Dáng người giã gạo như thế nào? . Tranh vẽ cn2 có các hình ảnh nào khác? . Màu sắc trong tranh như thế nào? . Tranh được vẽ như thế nào? . GV giới thiệu về tác giả của bức tranh. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung, khen ngợi, động viên những HS, nhóm HS có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung tranh, tích cực học tập. C. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị Vẽ tranh đề tài mùa hè Ngày soạn: 24/04/2010 Ngày dạy: Thứ 4, 28/04/2010 TẬP ĐỌC TIẾT 99: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI I Mục đích yêu cầu : - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, rành mạch; Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ; đọc lưu loát từng khổ thơ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “ mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc bài thơ ). II. Chuẩn bị : Bảng phụ viết bài thơ III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Đọc và trả lời câu hỏi bài Cóc kiện Trời B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc - Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài. Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ - GV đọc mẫu. - HS quan sát tranh minh hoạ trong sgk. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: . Luyện đọc câu. Chú ý luyện đọc từ khó trong câu. . Luyện đọc từng khổ thơ trước lớp và giải nghĩa các từ: cọ . Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm. . HS đọc đồng thanh cả bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hiểu nội dung: Hiểu được tình yêu quê hương của tác giả qua hình ảnh “ mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ - HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu trình bày câu hỏi 1,2sgk - HS đọc thầm 2 khổ thơ cuối trao đổi nhóm đôi câu hỏi 3,4 sgk Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Đọc trôi chảy toàn bài. - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. - HS luyện học thuộc lòng bài thơ - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ trước lớp. C. Củng cố, dặn dò: - Đọc thuộc bài và chuẩn bị bài Sự tích chú Cuội cung trăng TOÁN TIẾT 162: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 I. Mục đích yêu cầu: - Đọc, viết được số trong phạm vi 100000 - Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn BT 1,4 III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Trả và sửa bài kiểm tra B. Dạy bài mới: Hoạt động: Ôn tập Bài tập 1: - Viết tiếp số thích hợp vào chỗ trống - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thi đua tiếp sức hoàn thành bài tập - HS và GV nhận xét, tuyên dương; HS đọc lại dãy số Bài tập 2: - Đọc được số trong phạm vi 100000 - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài Bài tập 3: - Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài Bài tập 4: - Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài C. Củng cố, dặn dò: CBB: Ôn tập các số đến 100000 (tt) LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 33: NHÂN HÓA I. Mục đích yêu cầu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa. II. Chuẩn bị: Bảng viết BT 1 III. Các hoạt dộng dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn. HS làm lại bài tập 3 B. Dạy bài mới: Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: - Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập - HS làm việc theo nhóm: đọc và trao đổi 3 câu hỏi trong sgk - Các nhóm trình bày - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: - Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân - HS đọc đoạn văn mình viết trước lớp - HS và GV nhận xét, sửa chữa. C. Củng cố, dặn dò: Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy. TẬP VIẾT TIẾT 33: ÔN CHỮ HOA Y I. Mục đích yêu cầu: Củng cố cách viết chữ viết hoa Y - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng chữ B,K); Viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà/ Kính già, già để tuổi cho .(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II. Chuẩn bị: Mẫu chữ viết hoa Y và chữ Phú Yên III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS viết lại chữ X và chữ Đồng Xuân B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con a) Luyện viết chữ hoa: Y - HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng: B,K - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết từng chữ(B,K) trên bảng con. b) Luyện viết từ ứng dụng: Phú Yên - HS đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu từ ứng dụng. - HS tập viết trên bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà/ Kính già, già để tuổi cho - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng. - HS tập viết trên bảng con chữ Yêu trẻ, Kính già Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở. - GV nêu yêu cầu: viết bằng cỡ chữ nhỏ . Chữ Y: 1 dòng . Chữ B,K: 1dòng . Chữ Phú Yên: 1dòng . Câu ứng dụng: 1lần . Đối với HS khá giỏi viết đúng, đủ các dòng trong vở tập viết. - HS viết vào vở. - GV chấm và sửa bài. C. Củng cố, dặn dò: Luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài Ôn chữ hoa A,M,N,V (kiểu hai) Ngày soạn: 24/04/2010 Ngày dạy: Thứ 5, 29/04/2010 TOÁN TIẾT 163: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 (tt) I. Mục đích yêu cầu: - Biết so sánh các số trong phạm vi 100000 - Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định II. Chuẩn bị: III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu miệng bài tập 1,2 tiết 162 B. Dạy bài mới: Hoạt động: Ôn tập Bài tập 1: - Biết so sánh các số trong phạm vi 100000 - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài, nêu cách so sánh Bài tập 2: - Tìm được số lớn nhất trong các số - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài Bài tập 3: - Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài Bài tập 4: ( HS khá, giỏi làm cả bài này) - Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài Bài tập 5: - Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân , sửa bài C. Củng cố, dặn dò: CBB: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 THỂ DỤC GV chuyên dạy TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 66: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. Mục đích yêu cầu: - Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ. - Đối với HS khá, giỏi biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất. II. Chuẩn bị: Quả địa cầu III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: . Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. . Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? . Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. - HS quan sát hình 1 sgk / 126 chỉ đâu là nước đâu là đất. . Quan sát quả địa cầu chỉ phần nào nước, phần nào là đất. . Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất? . Thế nào là châu lục? Thế nào là đại dương? - GV nhận xét, kết luận Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ. - HS làm việc theo nhóm: trao đổi về . Có mấy châu lục, có mấy đại dương, chỉ và nói tên các châu lục, đại dương ở hình 3 sgk/ 127. . Chỉ vị trí của nước VN trên lược đồ, VN ở châu lục nào? - HS làm việc theo nhóm trên quả dịa cầu - Các nhóm trình bày trước lớp - HS và GV nhận xét Hoạt động 3 : Chơi trò chơi - Nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục, đại dương - GV phổ biến và hướng dẫn HS cách chơi - HS chơi trò chơi - GV nhận xét C. Củng cố, dặn dò: - Học thuộc bài và chuẩn bị bài Bề mặt lục địa CHÍNH TẢ(NGHE-VIẾT) TIẾT 66: QÙA CỦA ĐỒNG NỘI I. Mục đích yêu cầu: - Nghe -viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2a, 3a. II. Chuẩn bị: Bảng phụ, viết sẵn bài tập 2a III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS viết lại các từ viết sai ở tiết 65. B. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS HS nghe-viết - Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - GV đọc đoạn văn. - 1,2 HS đọc lại đoạn văn . - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung: Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào? - GV hướng dẫn HS nhận xét: . Bài này có mấy câu? . Những chữ nào trong bài cần viết hoa? Vì sao? . Đoạn văn này trình bày thế nào? - HS luyện viết từ khó: tìm, viết vào bảng con từ dễ viết sai. - GV hướng dẫn HS luyện viết: thơm mát, bông lúa, giọt sữa, phảng phất, trong sạch - HS viết chính tả vào vở. - GV chấm điểm, nhận xét và hướng dẫn sửa lỗi. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: - Làm đúng bài tập 2a. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân, sửa bài và giải câu đố - GV nhận xét, chốt lại. Bài tập 3a: - Làm đúng bài tập 3a. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV lần lượt đọc nghĩa HS suy nghĩ, ghi từ ứng với nghĩa đã cho vào bảng con - GV nhận xét, chốt lại. C. Củng cố, dặn dò: Về nhà xem lại bài; chuẩn bị bài Thì thầm

File đính kèm:

  • docgiao an tieng viet lop 3 ca nam.doc