1. Đọc
• Học sinh đọc trơn được cả bài.
• Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn.
• Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
• Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
• Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
• Hiểu nghĩa câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim.
• Hiểu nội dung của bài: Câu chuyên khuyên chúng ta phải biết kiên trì và nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công.
147 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2648 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
suy nghĩ và làm các câu còn lại.
Cho HS đọc lại các câu sau khi đã đặt dấu phẩy, chú ý nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- Hỏi: Trong bài này chúng ta đã tìm được những từ chỉ hoạt động trạng thái nào?
- Cho HS nối tiếp nhau tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái.
- Tổng kết giờ học.
Đọc bài.
Đọc bài.
Các từ chỉ hoạt động là học tập, lao động.
Viết giữa học tập và lao động.
Viết dấu phẩy vào câu a.
Lớp em học tập tốt lao động tốt.
Làm bài vào Vở bài tập, một em làm trên bảng lớp.
Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.
Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
ăn, uống, tỏa, đuổi, chạy, luồn, học tập, lao động, yêu thương, quý mến, kính trọng, biết ơn.
Hoạt động nối tiếp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết viết chữ G hoa.
Viết cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay.
Viết đúng mẫu chữ, đúng kiểu chữ, nối chữ đúng quy định, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ G hoa, cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra bài viết ở nhà của một số HS.
Yêu cầu 2 em lên bảng viết chữ cái E, Ê hoa, cụm từ ứng dụng Em yêu trường em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Dạy viết chữ hoa.
a) Quan sát cấu tạo và quy trình viết chữ G hoa
- Treo mẫu chữ trong khung chữ cho HS quan sát.
- Hỏi: Chữ G hoa cao mấy li, rộng mấy li?
- Chữ hoa G được viết bởi mấy nét (chỉ bảng từng nét cho HS gọi tên).
- Bịt phần nét khuyết và yêu cầu HS nhận xét phần còn lại giống chữ gì?
- GV nêu quy trình viết: Nét 1, 2 viết tương tự như viết chữ C hoa. Điểm dừng bút của nét 1 nằm trên đường kẻ ngang 6, khi viết đến đây thì đổi chiều bút hướng xuống dưới rồi viết nét cong trái thứ hai có điểm dừng bút ở giao của đường ngang 3 với đường dọc 5. Từ điểm dừng bút của nét 2 đổi chiều bút xuống dưới viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút của chữ G hoa nằm trên giao điểm của đường ngang 2 và đường dọc 6.
- GV vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình.
b) Viết bảng
- GV cho HS viết vào trong không trung chữ G hoa.
- Yêu cầu HS viết bảng con, chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
2.3. Hướng dẫn cụm từ ứng dụng
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Yêu cầu HS mở vở và đọc cụm từ ứng dụng của bài.
- Hỏi: Bạn nào hiểu Góp sức chung tay nghĩa là gì? (Nếu HS chưa trả lời được thì GV giảng giải cho HS hiểu).
b) Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- Yêu cầu HS nhận xét về số chữ trong cụm từ Góp sức chung tay.
- Yêu cầu HS nhận xét về chiều cao các chữ trong cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu nếu khoảng cách giữa các chữ.
- Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu và cho biết cách viết nét nối từ G sang o.
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ Góp và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
- Yêu cầu HS viết vào vở, theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em.
- Thu và chấm một số bài.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài viết trong Vở bài tập.
Quan sát.
Cao 5 li, rộng 5li.
Được viết bởi 3 nét, hai nét cong trái nối liền nhau và một nét khuyết dưới.
Giống chữ hoa C.
Quan sát.
Viết vào không trung.
Viết bảng.
Đọc: Góp sức chung tay.
Nghĩa là cùng nhau, đoàn kết làm một việc gì đó.
Có 4 chữ ghép lại, đó là: Góp, sức, chung, tay .
Các chữ g, h, y cao 2,5 li.
Chữ cái G hoa cao 2,5 li, cữ p cao 2 li, chữ t cao 1 li, các chữ còn lại cao 1 li.
Bằng 1 đơn vị chữ (viết đủ 1 chữ cái o).
Tìm điểm đặt bút của chữ o sao cho nét cong trái của chữ o chạm vào điểm dừng bút của chữ G.
Viết bảng.
HS viết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Tập đọc
ĐỔI GIẦY
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc
Đọc trơn được cả bài.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể và lời kể và lời các nhân vật.
2. Hiểu
Hiểu nghĩa các từ mới: tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh.
Hiểu nội dung khôi hài của truyện: Cậu bé ngốc ngếch, đi nhầm hai chiếc giày ở hai đôi cao thấp khác nhau lại đổ tại chân mình bên ngắn, bên dài, đổ tại đường khấp khểnh. Khi có người bảo về nhà đổi giày, cậu cứ ngắm mãi đồi giày ở nhà và phàn nàn đôi này vẫn chiếc cao chiếc thấp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bàn tay dịu dàng.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu từ đầu cho đến hết bài.
Đọc từng đoạn trước lớp
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. Dừng lại ở cuối mỗi đoạn để hỏi về nghĩa các từ mới.
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
2.3. Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi SGK
3. CỦNG CỐ BÀI.
- Hãy nêu lại các chi tiết buồn cười trong truyện vui Đổi giày.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
+ HS 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: Vì sao An buồn, những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên điều đó?
+ HS 2 đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Thái độ của thầy giáo như thế nào khi biết An chưa làm bài? Câu chuyện nói lên điều gì?
Cả lớp theo dõi.
Hướng dẫn luyện phát âm, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
Đọc nối tiếp các đoạn 1, 2, 3.
Đoạn 1: Có cậu học trò … đường khấp khểnh.
Đoạn 2: Tới sân trường … dễ chịu.
Đoạn 3: Cậu bé … chiếc thấp, chiếc cao.
HS trả lời.
Các chi tiết buồn cười trong truyện là:
+ Cậu bé đi nhầm giày nhưng không hề biết mình đã đi nhầm giày nên đã có ý nghĩ hết sức buồn cười đoa là chân đi một bên ngắn, một bên dài, đường khấp khểnh.
+ Cậu bé không biết sắp xếp lại 4 chiếc giày thế nào cho cùng đôi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
Chính tả
BÀN TAY DỊU DÀNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết lại chính xác đoạn từ Thầy giáo bước vào lớp … thương yêu trong bài Bàn tay dịu dàng.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au; r/d/gi; uôn/uông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng ghi các bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc cho HS viết các từ khó, các từ dễ lẫn của tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn trích.
- GV đọc đoạn trích.
- Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
- An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?
- Lúc đó thầy có thái độ như thế nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Tìm những chữ phải viết hoa trong bài.
- An là gì trong câu?
- Các chữ còn lại thì sao?
- Những chữ nào thì phải viết hoa?
- Khi xuống dòng, chữ đầu câu phải viết thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó, dễ lẫn sau đó cho viết bảng con.
d) Viết chính tả – soát lỗi
- GV đọc – HS viết.
e) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi chính tả trong bài, ghi nhớ các từ ngữ cần phân biệt đã học.
Viết các từ: xấu hổ, đau chân, trèo cao, con dao, tiếng rao, giao bài tập về nhà, muộn, muông thú,..
1 HS đọc bài.
Bài Bàn tay dịu dàng.
An buồn bã nói: Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An mà không trách gì em.
Đó là: An, Thầy, Thưa, Bàn.
An là tên riêng của bạn HS.
Là các chữ đầu câu.
Chữ cái đầu câu và tên riêng.
Viết hoa và lùi vào một ô li.
- Viết các từ ngữ: vào lớp, làm bài, chưa làm, thì thào, xoa đầu, yêu thương … (MB) … (MN, MT) kiểm tra, buồn bã, trìu mến
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Thứ…….ngày………tháng……..năm……
TẬP LÀM VĂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Biết nói những câu mời, đề nghị, nhờ, yêu cầu bạn phù hợp với tình huống giao tiếp.
Làm quen với bài tập làm văn trả lời câu hỏi.
Dựa vào các câu hỏi, trả lời và viết được một bài văn ngắn khoảng 4, 5 câu nói về thầy giáo cũ (lớp 1).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng ghi sẵn các câu hỏi bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng, yêu cầu đọc thời khoá biểu ngày hôm sau (Bài tập 2 tiết Tập làm văn, tuần 7).
- Hỏi: Ngày mai có mấy tiết? Đó là những tiết gì? Con cần mang những quyển sách gì đến trường.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc tình huống a.
Yêu cầu HS suy nghĩ và nói lời mời (cho nhiều HS phát biểu).
Nêu: Khi đón bạn đến nhà các em cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.
Yêu cầu: Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bạn đến chơi và một bạn là chủ nhà.
Nhận xét và cho điểm HS.
Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho HS trả lời. Mỗi câu hỏi cho càng nhiều HS trả lời càng tốt.
- Yêu cầu trả lời liền mạch cả 4 câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của HS. Khuyến khích các em nói nhiều, chân thực về cô giáo.
Bài 3
- Yêu cầu HS viết các câu trả lời bài 3 vào vở. Chú ý viết liền mạch.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS khi nói lời chào, mời , đề nghị ... phải chân thành và lịch sự.
Đọc yêu cầu.
Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào chơi.
Chào bạn! Mời bạn vào nhà tớ chơi!
A, Ngọc à, cậu vào đi…
- HS đóng cặp đôi với bạn bên cạnh, sau đó một số nhóm lên trình bày. Ví dụ:
a) HS 1: Chào cậu! Tớ đến nhà cậu chơi đây.
HS 2: Ôi, chào cậu! Cậu vào nhà đi!
b) HS 1: Hà ơi, tớ rất thích bài hát… Cậu có thể chép nó hộ tớ không?
HS 2: Ngọc có thể chép giúp mình bài hát Chú chim nhỏ dễ thương… được không, mình rất muốn có nó! …
c) Nam ơi, cô giáo đang giảng bài, bạn đừng nói chuyện nữa để mọi người còn nghe cô giảng./ Nam à, trong lớp phải giữ trật tự để nghe cô giảng bài./ Đề nghị bạn giữ trật tự trong lớp …
Trả lời câu hỏi.
Nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi trong bài.
Thực hành trả lời cả 4 câu hỏi (miệng).
Viết bài sau đó 5 đến 7 em đọc bài trước lớp cho cả lớp nhận xét.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
File đính kèm:
- GIAO AN TV LOP 2 KI 1PHAN I.doc