Mục đích yêu cầu:
- Củng cố 3 kiểu câu kể đã học, phân biệt được chủ ngữ và vị ngữ trong một số câu kể.
- Đặt được một trong các kiểu câu kể đã học.
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng một trong ba kiểu câu kể đã học.
- KNS: Tư duy, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu một số câu kể ghi sẵn.
III. Hoạt động trên lớp:
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Tiếng việt - Bài: Ôn tập ba kiểu câu kể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tiếng việt
Bài: Ôn tập ba kiểu câu kể
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố 3 kiểu câu kể đã học, phân biệt được chủ ngữ và vị ngữ trong một số câu kể.
- Đặt được một trong các kiểu câu kể đã học.
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng một trong ba kiểu câu kể đã học.
- KNS: Tư duy, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu một số câu kể ghi sẵn.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
Chơi trò chơi ôn lại kiểu câu kể Ai là gì? đã học
- Giáo viên chốt kết quả đúng, nhận xét, tuyên dương.
B.Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài:
Ở các tiết luyện từ và câu trước các em đã được làm quen với 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Hôm nay thầy và cả lớp chúng ta sẽ củng cố lại ba kiểu câu trên bằng một tiết ôn tập.
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập
-Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi nêu ghi nhớ các kiểu câu kể đã học.
- Giáo viên thống nhất kết quả:
* Câu kể ai làm gì? Thường hai bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai( con gì, Cái gì) ?
+ Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
* Câu kể Ai thế nào? Gồm hai bộ phận:
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?
* Câu kể Ai là gì? Gồm hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai(cái gì, con gì)? Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Là gì( là ai, là con gì)?
+ Câu kể Ai là gì? Được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó.
HĐ3: Làm bài tập
Bài1: Xác định kiểu câu kể trong những câu sau:
a. Bạn Hoa đang làm bài tập.
b. Bố em rất vui tính.
c. Bạn Hùng là người Hà Nội.
- Giáo viên thống nhất: - a. Ai làm gì?
- b. Ai thế nào?
- c. Ai là gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định chủ ngữ và vị ngữ các câu trên.
- Thống nhất tuyên dương.
Vừa rồi chúng ta đã làm xong bài tập 1. Qua bài tập 1 bạn nào có thể nêu đặc điểm giống và khác nhau của các câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
- Giáo viên tuyên dương.
Bài2: Đặt một câu trong các kiểu câu kể mà em đã học.
- Câu em mới đặt xong là kiểu câu gì?
- Giáo viên thống nhất
Bài3: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 3 đến 5 câu ) nói về các bạn trong lớp, có sử dụng các kiểu câu kể đã học.
- Giáo viên hướng dẫn: Có thể dùng câu kể Ai làm gì? Để kể lại việc làm của các bạn. Dùng câu kể: Ai thế nào? để nêu đặc điểm tính cách của các bạn. Dùng câu kể: Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về các bạn trong lớp.
- Em sử dụng kiểu câu nào nói về các bạn của mình?
- Giáo viên chỉnh sửa. Ghi điểm.
Hoạt động nối tiếp
- Chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh chơi sai nêu ghi nhớ kiểu câu Ai là gì?
- Học sinh nhận xét
- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nêu ghi nhớ về ba kiểu câu.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- 2Hs đọc lại yêu cầu
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Đại diện một nhóm dán kết quả lên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh xác định chủ ngữ và vị ngữ câu a,b,c.
- Nhận xét kết quả.
- Học sinh nêu giống chủ ngữ, khác vị ngữ.
- Học sinh nhận xét.
- 1học sinh đọc yêu cầu.
- Đặt câu theo cặp
- Chơi trò chơi “ Hát cho nhau nghe”
- Đọc câu mình đặt.
- Học sinh tự nêu câu kể.
- Lớp tuyên dương.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Một số học sinh đọc bài viết của mình.
- Học sinh nêu câu và đọc lại câu đó.
- Học sinh trả lời câu hỏi và bốc thăm phần quà của mình.
File đính kèm:
- giao an chuyen de on tap TV lop 4.doc