I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ, để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc Sách giáo khoa phóng to.
III. Hoạt động dạy& học:
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếu có) -Giáo viên phô tô vài trang cho nhóm
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ :
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
HĐ1 :Bài tập 1/87
- Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ.
- GV chốt lời giải đúng
+ Kết hợp giảng nghĩa từ :
- mơ tưởng
- Mong ước có nghĩa là gì ?
HĐ2: Bài tập 2/87
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
HĐ3: Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu đề.
- GV chốt lại lời giải đúng
HĐ4: Bài tập 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu
HĐ5: Bài tập 5
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề
3/ Củng cố dặn dò:
-HTL các câu thành ngữ.
-1 HS trả lời.
- Cả lớp đọc thầm bài Trung thu độc lập- Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ.
- HS phát biểu ý kiến : mơ tưởng, mong ước
- Mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung:
a/ ước mơ, ước muốn, ước ao...
b/ mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng...
- HS hoạt động nhóm 5 và trả lời:
-Ước mơ đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
-Ước mơ đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ
-Ước mơ đánh giá thấp: ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
- Mỗi em nêu 1 VD về một loại mơ ước .
- HS phát biểu- Lớp nhận xét
- HS trao đổi theo cặp và trình bày ý nghĩa hiểu thành ngữ.
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
Luyện từ và câu : ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu :
- Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn bài tập 1.
III/Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 /Bài cũ: Bài 2b; bài 3/94
2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
HĐ1: Phần nhận xét
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi để tìm các từ theo yêu cầu
*GV: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì ?
HĐ2: Luyện tập
Bài tập1/94:
GV tổ chức thi đua 2 đội
Bài tập2/94 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
Bài tập 3/94: Trò chơi Xem kịch câm
- GV yêu cầu 1 học sinh đọc yêu cầu đề.
- GV treo tranh minh họa, giải thích yêu cầu trò chơi bằng cách mời 2 học sinh chơi mẫu.
3/ Củng cố, dặn dò :
- Thế nào là động từ ? Cho ví dụ ?
- Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập
-2 HS lên bảng thực hiện .
- 2 HS đọc tiếp nối bài tập 1, 2 /93.
- HS trả lời miệng y/c bài tập 2
+ Từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi : nhìn, nghĩ, thấy.
+ Chỉ trạng thái ;
Của dòng nước : đổ
Của lá lờ : bay
- HS trả lời : Phần ghi nhớ SGK
- Vài HS đọc lại ghi nhớ
- HS nêu VD về ĐT chỉ hoạt động, trạng thái
- Học sinh đọc yêu cầu .
- HS tham gia trò chơi tìm từ chỉ hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà Lớp nhận xét
- 2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm
- Lớp làm vào vở bài tập
* Động từ trong đoạn văn là :
a/ đến , yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b/ mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, ngắt, thành, tưởng, có
- 1 em đọc thành tiếng
- 1 em thể hiện động tác -1 em gọi tên hoạt động
- Lần lượt cả lớp đều được chơi.
HS trả lời và nêu.
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tập làm văn : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu :
- Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK
- Viết sẵn lên bảng BT2
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ : HS kể lại chuyện Ở vương quốc Tương Lai
2/ Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
* GV hướng dẫn HS làm bài tập
HĐ1: Bài tập 1
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào ?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào ?
+ Yết Kiêu là người như thế nào ?
+ Cha Yết Kiêu là người như thế nào ?
+ Những sự việc trong cảnh 2 của vở kịch đựơc diễn ra theo trình tự nào ?
HĐ2: Bài 2 a,b
+ Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào ?
+ Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm như thế nào ?
+ Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này ?
- Gọi 1 HS giỏi chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể
/HĐ3 : Thực hành
3/Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng thực hiện
- 4 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, Yết Kiêu, người cha, nhà vua) người dẫn chuyện đọc luôn phần chú giải.
- Người cha và Yết Kiêu
- Nhà vua và Yết Kiêu
- Yêu nước, căm thù giặc
- Yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật vẫn động viên con đi đánh giặc.
+ Kể theo trình tự thời gian.
Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin ra cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- 2 em đọc thành tiếng nội dung bài tập.
- Không gian: sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc xảy ra ở quê hương Yết Kiêu.
+ Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm hoặc trong ngoặc kép.
- Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...
- Để thần dùi thủng chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
1hs thực hiện
+ HS kể chuyện theo cặp
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Lớp nhận xét
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I/ Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thích hợp.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ: HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
HĐ1: Tìm hiểu đề bài
–GV gạch dưới những từ quan trọng.
- Nội dung trao đổi là gì ?
- Đối tượng trao đổi là ai ?
- Mục đích trao đổi để làm gì ?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
HĐ2: thực hành
3/ Củng cố dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì ?
- Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở bài tập và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
- 2 HS lên bảng kể chuyện
- 1 HS đọc đề bài.
- Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu(hoạ, nhạc,...). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh(chị) để anh(chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em , giải đáp những khó khăn , thắc mắc anh (chị) đặt ra.
- Em và bạn cùng trao đổi . Bạn đóng vai anh hoặc chị của em
*HS đọc thầm gợi ý 2 . Hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
- HS thực hành trao đổi theo cặp
- Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp
- Lớp nhận xét
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
(Từ ngày 17/10 đến ngày 21/10/2011)
Cách ngôn: “ Học thầy không tày học bạn”
SÁNG
CHIỀU
Thứ
Môn
Bài dạy
Môn
Bài dạy
Hai
17/10
CC
T/đọc
Toán
K/T
Chào cờ
Thưa chuyện với mẹ
Hai đường thẳng vuông góc
Khâu đột thưa (tiết 2)
Ba
18/10
Toán
LTVC
K/ ch
Hai đường thẳng song song
MRVT: Ước mơ
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tư
19/10
T/đọc
Toán
TLV
LTV
Điều ước của vua Mi-đát
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Phát triển câu chuyện
Ôn tập : Dấu ngoặc kép
Năm
20/10
Toán
LT-C
Vẽ hai đường thẳng song song
Động từ
TLV
L/toán
NGLL
LT trao đổi ý kiến với người thân
Ôn tập chung
Giáo dục môi trường
Sáu
21/10
Toán
Ch/tả
LTV
SHTT
Thực hành vẽ hình CN, hìnhV
Thợ rèn
Ôn tập chính tả tự chọn
Sinh hoạt lớp
Luyện Tiếng Việt: ÔN DẤU NGOẶC KÉP
I.Mục tiêu:
- Ôn lại tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. Nội dung:
1. Nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. HS làm hoàn chỉnh các bài tập trong VBT Tiếng Việt
3. Bài tập bổ sung
Điền dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết trong câu văn sau:
a/ Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin Bay đi diều ơi ! Bay đi !.
b/ Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại cầm càng cho chúng tôi theo nhịp
“ Cắt, tùng! Cắt, tùng !” đều đặn . Khi anh ta xả hơi một hồi dài là chúng tôi cũng
được xả hơi sau một buổi học.
Luyện Tiếng Việt: ÔN CHÍNH TẢ TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả và kĩ năng nghe cho HS.
- Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh.
II. Nội dung:
1/ Ôn lại một số lỗi học sinh đã viết sai trong tuần 8, 9:
GV đọc – HS viết bảng con : dòng thác, phất phới, soi sáng, quệt ngang, quai,
bóng nhẩy,
2/ a/ Điền uôn hay uông vào chỗ trống:
.nước ; ngnước ; rau m ; cái ch.
b/ Điền sa hay xa:
đất phù..; đường.; sương..; sâu.
Luyện toán: ÔN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Nội dung :
1/ HS hoàn tất các bài tập trong vở BTToán của tuần 9
2/ Bài tập bổ sung:
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 564 – 100 + 236 - 136
b) 7378 + 242 – 378 + 58
Bài 2: Một kho gạo trong hai ngày xuất 32 tấn 5 tạ gạo. Ngày thứ hai xuất nhiều hơn ngày thứ nhất 2 tấn 7 tạ. Hỏi mỗi ngày kho đó xuất bao nhiêu tạ gạo ?
SINH HOẠT LỚP
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 9, phương hướng tuần 10
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các tổ đánh giá, tổng kết các hoạt động trong tuần:
2/ GV nhận xét chung
Duy trì tốt sĩ số và tỉ lệ chuyên cần.
Có chuẩn bị bài mới cũng như việc học bài cũ.
Vệ sinh trường, lớp ,cá nhân sạch sẽ, đúng thời gian.
Duy trì tốt nề nếp tự quản.
Học tập tốt có nhiều điểm 10 mừng cô giáo nhân ngày 20/10
Tồn tại : Vẫn còn 1 số ít em vi phạm như bài tập còn bỏ trống nhiều trang.
3/ Công tác tuần đến:
Duy trì tốt sĩ số
Học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
Hoàn tất các bài tập còn bỏ dở
Nề nếp tự quản cao hơn
Hoàn thành hồ sơ chi đội
______________________________________
File đính kèm:
- Tieng Viet tuan 9.doc