I/ Mục tiêu:
-Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II/ Đồ dùng dạy học: - Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.
- Tranh ảnh về
11 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 4 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về nội dung gì ?
3/ Dặn dò:
- Bài sau : Câu hỏi, dấu chấm hỏi
- 1 HS nêu lại ghi nhớ
- HS xác định yêu cầu bài
- HS thảo luận theo nhóm ghi kết quả vào phiếu.
a/ quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn,...
b/ khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, ...
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ, đặt câu
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Viết về một người do có ý chí , nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách , đạt được thành công.
- HS làm bài vào vở .
- Vài HS đọc đoạn văn của mình .
- Lớp nhận xét
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Luyện từ và câu CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I/ Mục tiêu :
- Hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng.
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, bước đầu biết đặt được câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2, 3.
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/KTBC: Bài tập 3/127
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
HĐ1 : Phần nhận xét
- Ghi lại các câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV)
- Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi làm gì ?
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
HĐ2: Phần ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập
* Bài tập 1: Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay ghi vào bảng.
- GV hướng dẫn mẫu như SGK
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét chốt bài làm đúng
*Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc đề
*Bài tập 3: Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
3/ Dặn dò:
- Bài sau :Luyện tập về câu hỏi.
- 2 HS lên bảng đọc bài viết của mình
- HS thảo luận theo cặp trao đổi tìm câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao .
+ Vì sao quả bóng không cánh mà vẫn bay được ?
+ Cậu làm thế nào mua được .như thế ?
- Câu hỏi 1 của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
- Câu hỏi 2 là của một người bạn hỏi
Xi-ôn-cốp-xki.
- Các câu này đều có dấu chấm hỏi và từ để hỏi Vì sao ?, Như thế nào ?
- Vài HS đọc ghi nhớ SGK
- 1 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay, tự làm bài vào VBT.
- Con vừa bảo gì ?,Ai xui con thế ?
Câu hỏi của mẹ - để hỏi Cương
-Từ nghi vấn: gì
- Anh có yêu nước không ? Anh có thể giữ bí mật được không ?Anh có muốn đi với tôi không ?Anh sẽ đi với tôi chứ ? Câu hỏi của Bác Hồ để hỏi bác Lê.
- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ? Câu hỏi của bác Lê để hỏi Bác Hồ
Từ nghi vấn: có không ; đâu, chứ
- 2 HS làm mẫu theo SGK
- HS hội ý theo cặp đọc bài Văn hay chữ tốt . Đặt câu hỏi
- 1 số cặp thi hỏi đáp
- Lớp nhận xét
- HS đặt câu hỏi để tự hỏi mình
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục đích yêu cầu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ , đặt câu , ý...cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
HĐ1:Nhận xét chung bài làm của HS
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV nhận xét chung bài làm của HS:
*Ưu điểm GV nêu các ưu điểm của bài làm ở lớp các em đã viết.
- GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu : lời kể hấp dẫn, sinh động , có sự liên kết giữa các phần : mở bài , kết bài hay...
- GV nêu khuyết điểm bài của học sinh: lỗi về ý, cách dùng từ đặt câu,....
- GV trả bài cho từng học sinh.
HĐ2. Hướng dẫn chữa bài
- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi , biết cách sữa lỗi.
- GV đến từng nhóm , kiểm tra, giúp đỡ học sinh sửa đúng lỗi trong bài.
HĐ3: Học tập những đoạn văn bài văn hay - GV gọi một vài học sinh có đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để học sinh tìm ra cách dùng từ, lỗi diễn đạt, ý hay.
HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn
4/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu riêng một vài HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
- Bài sau: Ôn tập văn kể chuyện
- 1 học sinh đọc lại đề bài
- HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo , tự sửa lỗi.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- HS tự viết lại đoạn văn.
- Học sinh đọc các đoạn văn đã viết lại .
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện) ; kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện .
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KTBC:
- Kiểm tra việc viết lại bài văn , đoạn văn của một số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
2/ Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề
*Bài tập 1 Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- GV y/c HS trao đổi nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
* Bài tập 2, 3:Gọi HS đọc yêu cầu.
- Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo từng cặp.
- Kể trước lớp.
- Tổ chức cho học sinh thi kể .
3/ Củng cố, dặn dò
- Dặn học sinh về nhà ghi lại các kiến thức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện Bài sau:Thế nào là miêu tả ?
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi, phát biểu
- Đề 2 thuộc văn kể chuyện
- Đề 1 thuộc loại văn viết thư
- Đề 3 thuộc loại văn miêu tả.
- Đề 2 thuộc loại văn kể chuyện vì khi làm đề văn này , các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
- HS phát biểu về đề tài của mình chọn.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện
- 2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
- 3 học sinh tham gia kể chuyện.
- HS hỏi và trả lời về nội dung truyện.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011
GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM Tuần 12
NHỮNG QUI ĐỊNH ĐỂ ĐẢM BẢO AT KHI ĐI XE ĐẠP TRÊN ĐƯỜNG
I/Mục tiêu:
1/ - Giúp HS biết một số thông tin về Công ước Quốc tế về quyền trẻ em .
- Biết một số quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
2/ - Giúp HS biết những qui định của GTĐB đối với người đi xe đạp trên đường.
- HS có thói quen đi sát lề đường & luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi phải kiểm tra các bộ phận của xe.
Có ý thức thực hiện các qui định khi đi xe đạp để bảo vệ an toàn giao thông.
II/Đồ dùng dạy học: Một số điều khoản về quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
III/Hoạt động dạy học:
HĐ thầy
HĐ trò
HĐ1: Một số thông tin về công ước quốc tề về Quyền trẻ em
GV cho HS nắm một số thông tin về thời gian soạn thảo và công bố, số nước tham gia.
HĐ2: Nội dung cơ bản của Công ước.
_ Biết một số ND cơ bản của Công ước Về Quyền trẻ em
HĐ3: Giáo dục bổn phận của trẻ em
- Trẻ em phải có bổn phận gì ?
HĐ4: Lựa chọn xe đạp an toàn:
Cho HS quan sát xe đạp qua tranh & trả lời câu hỏi
+ Chiếc xe đạp an toàn là chiếc xe đạp như thế nào ?
HĐ5 : Những qui định để đảm bảo an toàn khi đi đường:
GVcho HS quan sát tranh & sơ đồ - thảo luận nhóm các nội dung sau:
- chỉ trên sơ đồ và phân tích hướng đi đúng( sai)
- Chỉ trong tranh những hành vi sai.
+ Để đảm toàn người đi xe đạp đi như thế nào ?
HĐ6: Củng cố- dặn dò:
Nhận xét tiết học.
*HS nắm được các thông tin sau:
- Bản Công ước về QTE do LHQ cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm
( 1979- 1989)
- Bản Công ước do Hội đồng LHQ chính thức thông qua ngày 20-11-1989 theo nghị định 44/25.
- Bản Công ước có hiệu lực và là Luật quốc tế từ ngày 2-9-1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn.
- VN là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công Ước ngày 2-9-1990.
*HS biết:
- ND Công ước gồm 54 điều khoản : qui định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Công ước thể hiện tập trung vào 8 ND cơ bản:
* Bốn nhóm quyền: Quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia.
- Trẻ em có bổn phận yêu quí, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ theo khả năng của mình
* Chăm chỉ học tập, giữ gìn môi trường
* Yêu lao động làm những việc vừa sức mình.
* Sống khiêm tốn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
* Yêu quê hương, đất nướcVN và đoàn kết quốc tế.
- đẩy đủ phanh trước, phanh sau, thắng phải chắc
HS thảo luận nhóm và trình bày
- Đi đúng luật giao thông, không đánh võng, không lạng lách, không chở ba,
.
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Tuần 13
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU HÌNH ẢNH ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ
THỰC HÀNH ĐI XE ĐẠP QUA NGÃ TƯ
I/ Mục tiêu:
1/- Giúp HS nắm được ý nghĩa của ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- GD HS lòng yêu thương, quý mến anh bộ đội, quan tâm giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ.
- HS có ý thức học tập tốt, noi gương anh bộ đội cụ Hồ.
2/ Rèn kĩ năng đi xe đạp an toàn.
- HS có ý thức thực hiện các qui định để đảm bảo an toàn giao thông.
II/ Cách tiến hành:
HĐ1/ Tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.
- H/ Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?
* Giáo viên giới thiệu hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ cho hs biết.
- Cho hs biết công việc của anh bộ đội.
- H/Các em là HS thì phải làm gì để tiếp nối những truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ ?
- H/ Đối với gia đình thương binh , gia đình liệt sĩ em phải làm gì để giúp đỡ họ ?
HĐ2/ Tổ chức cho HS văn nghệ ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ.
- Tìm đọc những bài thơ ca ngợi anh bộ đội.
HĐ3/Văn nghệ hát múa về nội dung ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ
HĐ4/ Thực hành đi xe đạp qua ngã tư
GV dùng sơ đồ treo tường gọi HS lên bảng lần lượt xử lí các tình huống sau:
+Khi vượt xe đỗ bên đường.
+Khi đi qua vòng xuyến
+Khi đi từ trong ngõ đi ra.
+Khi đến ngã tư
Thực hành:
GV kẻ đường đi trên sân trường như trong sơ đồ với kích thước là mặt đường thu nhỏ để HS thực hành bằng xe đạp.
Gv nhận xét
III/ Củng cố dặn dò:
Gọi HS nêu lại cách đi xe đạp an toàn.
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tieng Viet 13.doc