Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 65: Bài tập - Nguyễn Văn Lực

I/ MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 Nhằm cũng cố và khắc sâu kiến thức:

 + ĐĐ của thực vật hạt kín, những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

 + Thực vật có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí oxi và cacbonic trong không khí, vai trò của thực vật, động vật đối với con người.

 + Thế nào là động vật qúy hiếm.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh.

- KNS: Rèn kỹ năng quan sát, sử lý thông tin, lắng nghe, ứng dụng giải quyết các vấn đề, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, đưa ra những ý kiến của mình.

 3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

 

II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.

 - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh.

 

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Các câu hỏi bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Ôn lại kiến thức.

 

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

- Địa y có cấu tạo, hình dạng như thế nào? Chúng sống ở đâu?

- Vai trò của Địa y?

 3. Bài mới :

* Khám phá: Để giúp khắc sâu kiến thức, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. Hôm nay ta sẽ tiến hành tiết bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 65: Bài tập - Nguyễn Văn Lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34. Tiết 65 Ngày soạn: 15/4/2014 Ngày dạy: 22/4/2014 BÀI TẬP I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhằm cũng cố và khắc sâu kiến thức: + ĐĐ của thực vật hạt kín, những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. + Thực vật có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí oxi và cacbonic trong không khí, vai trò của thực vật, động vật đối với con người. + Thế nào là động vật qúy hiếm. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh. - KNS: Rèn kỹ năng quan sát, sử lý thông tin, lắng nghe, ứng dụng giải quyết các vấn đề, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, đưa ra những ý kiến của mình. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG. - Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, tạo các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh. III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Các câu hỏi bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức. IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ: - Địa y có cấu tạo, hình dạng như thế nào? Chúng sống ở đâu? - Vai trò của Địa y? 3. Bài mới : * Khám phá: Để giúp khắc sâu kiến thức, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. Hôm nay ta sẽ tiến hành tiết bài tập. 3. Bài mới : * Khám phá: Để giúp khắc sâu kiến thức, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. Hôm nay ta sẽ tiến hành tiết bài tập. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Gv đặt câu hỏi. + Câu 1. Cần phải thiết kế TN ntn để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? + C2: Theo các bạn, những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn à điều đó đúng hay sai? + C3: 1 HS nói rằng: Hạt lạc gồm: Vỏ, phôi, chất dd dự trữ: theo bạn đúng không? Vì sao? + C4: Vì sao phải trồng cây gây rừng? - C5: Vì sao nói “Rừng là lá phổi xanh” ? - C6: TV có vai trò ntn đối với Đv? - C7: Kể tên những TV hạt kín có giá trị kinh tế? - C8: Hút thuốc lá có hại ntn? - C9: Thái độ bản thân đối với những tệ nạn ma tuý? Hành động cụ thể? - C10: Thế nào là những TV quý? - C11: Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của TV? - C12: Con người sử dụng TV để phục vụ đời sống ntn? + C1: Làm nhiều cốc TN với đk bên ngoài giống nhau (nhiệt độ, nước, kk), chỉ khác chất lượng hạt giống. + C2: Những hạt có trọng lượng nhẹ sẽ rơi chậm, và được gió thổi đi xa hơn những hạt có trọng lượng ngược lại à điều đó đúng. + C3: Hạt lạc giống hạt đậu (đen, xanh) chỉ gồm 2 bộ phận: Vỏ và phôi. Vì chất dinh dưỡng dự trữ chức trong 2 lá mầm của phôi à chưa đúng. + C4: Rừng điều hoà lượng khí oxi và cacbonic, giảm ô nhiểm. Chống lũ lụt, hạn hán, xói mòn. Cung cấp nơi ở, làm thức ăn cho động vật, con người, làm nguyên vật liệu. - C5: Điều hoà khí, cung cấp khí oxi cần thiết của sự sống. Rừng hấp thu khí cacbonic, giảm ô nhiểm môi trường. - C6: TV cung cấp oxi, thức ăn cho Đv. Cung cấp nơi ở, sinh sản cho Đv. - C7: Cây xoài, măng cụt, cam - C8: Có hại cho bản thân, cho người khác: Tổn hại kinh tế, ung thư phổi, vướng tệ nạn XH. - C9: Không thử, không sử dụng. Tham gia tuyên truyền, phòng chống ma tuý. Tố giác những người buôn bán ma tuý. - C10: Là Tv có giá trị cuộc sống, có xu hướng ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức. - C11: Tuyên truyền về vai trò của đa dạng TV. Ngăn chặn phá rừng. Hạn chế sự khai thác quá mức cài loài TV quý. Xây dựng các khu bảo tồn sinh quyển. - C12: Thực vật có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người. Đặc biệt là TV hạt kín có giá trị kinh tế cao, cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyện vật liệu Con người sử dụng tất cả các bộ phận của TV tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng. - Bài. Hạt và các bộ phận của hạt. Những đk cần cho hạt nảy mầm. - Bài: Phát tán của quả và hạt. - Bài TV góp phần điều hoà khí hậu. - Bài vai trò cảu TV đối với Đv và đời sống con người. - Bài bảo vệ sự đa dạng của Tv. - Bài vai trò của TV đối với ĐV và đời sống con người. 4. Củng cố đánh giá: * Thực hành – luyện tập: Trả lời các câu hỏi à củng cố kiến thức. * Vận dụng. Phòng tránh các tệ nạn ma tuý. Phát huy việc tuyên truyền, bảo vệ, trồng cây gây rừng. - Vận dụng kiến thức ứng dụng thực tế, phân biệt được đâu là địa y, những tác dụng của nó trong đời sống. 5. Dặn dò: Học bài. Ôn tập các chương: VIII; IX; X. Chuẩn bị kiểm tra HK II. Rút kinh nghiệm – Bổ xung kiến thức sau tiết dậy ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 34 Tiet65 BAI TAP.doc
Giáo án liên quan