Giáo án môn phụ Tuần thứ 33 Lớp 3

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

b) Kỹ năng: Nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu .

 - Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

c) Thái độ: Giáo dục Hs bảo vệ mái nhà chung.

II/ Chuẩn bị: GV: Hình trong SGK tranng 124, 125. Quả địa cầu. Tranh ảnh phóng to.

 III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Năm, tháng và mùa - Gv gọi 2 Hs lên bảng :

+ Một năm có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng? Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12 ?

- Gv nhận xét.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn phụ Tuần thứ 33 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc tiêu: Kiến thức: Phân biệt được lục địa, đại dương. - Biết trên bề mặt trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Kỹ năng: Nói tên được và chỉ được vị trí 6 châu kục và 4 đại dương trên lược đồ “ Các châu lục và các đại dương”. c) Thái độ: Biết bảo vệ mái nhà chung. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 126, 127 SGK. Tranh, ảnh phóng to về lục địa và đại dương. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Bài cũ: Các đới khí hậu. Gv gọi 2 Hs lên trả lời: + Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. + Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào? 2. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. - Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. . Cách tiến hành. Bước 1: - Gv yêu cầu các nhóm trả lời theo gợi ý: - Chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126. Bước 2: - Gv chỉ cho Hs biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu. - Gv hỏi: Nứơc hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. - Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày Bước 3: - Gv giải thích kết hợp với minh họa bằng tranh, ảnh để cho Hs biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương. + Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất. + Đại dương: Là khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa. - Gv nhận xét và chốt lại. => Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - - Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu các nhóm trả lời theo gợi ý: + Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3? + Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3? + Vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày - Gv nhận xét và chốt lại. => Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Aâu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Tìm vị trí các châu lục và các đại dương”. - Mục tiêu: Giúp Hs nhớ tên và nắm vững vi trí của các châu và các đại dương. Các bước tiến hành. Bước 1 : Gv chia nhóm Hs và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương. Bước 2: Khi Gv hô “ bắt đầu “ Hs trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm. 5 .Tổng kết – dặn dò. - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa. - Nhận xét bài học. Thứ ngày tháng năm 2007 Đạo đức Bài: Các tệ nạn xã hội. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Giúp Hs hiểu được sự nguy hiểm của các tê nạn xã hội. Có trách nhiệm phòng tránh các tệ nạn xã hội. Kỹ năng: Nhận biết tệ nạn xã hội, biết ngăn chặn các tệ nạn xã hội xung quanh ta. Thái độ: Có ý thức phòng tránh. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh về các hoạt động , các tình huống. * HS: Sắm vai. III/ Các hoạt động: Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 2).- Gọi2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Ích lợi của môi trường trong lành? + Em đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường? - Gv nhận xét. 2. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài: Các tệ nạn xã hội hiện nay ngày càng nhiều, việc ngăn chặn và chống các tệ nạn xã hội là việc làm mà xã hội đang rất quan tâm. Chúng ta cần sớm phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn xa hội qua bài “ Các tệ nạn xã hội”. 3 Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát thảo luận nhận biết tê nạn cã hội. - Gv treo 2 tranh vẽ về các tệ nạn xa hội. + Tranh 1: - Tranh vẽ gì? Nhiều người tụ tập đánh bài ăn tiền. - Những người trong tranh đang làm gì? + Tranh 2: - Tranh vẽ gì? Một nhóm thanh niêm đang tiêm chích ma túy. - Những người trong tranh đang làm gì? Việc làm của họ có lợi hay có hại - Gv yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Gv kết luận: => Kết luận: Tệ nạn xã hội là những việc như trộm cắp, cờ bạc, hút chích ma túy …….. tất cả những tệ nạn đó gây mất trật tự xã hội, làm đảo lộn cuộc sống bình yên. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống, sắm vai. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu Hs đọc tình huống và sắm vai cách xử lí . + Tình huống 1: Em đi chợ cùng với mẹ, thấy một thanh niêm lấy trộm của người đi chợ. Em sẽ xử lí như thế nào? + Tình huống 2: Ở khu phố em thường có nhiều thanh niên tụ tập hút chích ma tuý. Em sẽ xử lí như thế nào? - Hs thảo luận, phân vai, xử lí các tình huống - Các nhóm khác bổ sung. - Gv chốt ý – kết luận: => Nên khuyên ngăn mách người lớn hoặc báo cáo với các chú công an khi thấy các tệ nạn xã hội. Làm như vậy là góp phần bảo vệ trật tự xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv phân công các tổ. Tổ trưởng lập kế hoạch ngăn chặn các tệ nạn xã hội. - Gv nhận xét, góp ý, dẫn dắt các em để những việc làm giúp các em an toàn khi tham gia ngăn chặn các tệ nạn xã hội. - Giáo dục tư tưởng cho Hs: * Củng cố: - Nêu các tệ nạn xã hội mà em thấy? - Em đã làm gì để phòng chống các tệ nạn xã hội. 5.Tổng kết – dặn dò. - Về thực hiện những việc đã học. - Chuẩn bị bài sau: Oân tập. - Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2005 Mĩ thuật (Tiết 33 ) Bài 33: Thường thức Mĩ thuật. Xem tranh thiếu nhi thế giới. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs nhận biết được nội dung các bức tranh. Kỹ năng: Nhận biết được vẽ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc. Thái độ: Quý trọng tình cảm mẹ con và bạn bè. II/ Chuẩn bị:* GV: Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam. * HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người. - Gv gọi 2 Hs nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người. - Gv nhận xét. 3 . Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Xem tranh. - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát gợi cách vẽ lọ hoa và quả. a) Tranh “ Mẹ tôi” của Xvét-ta Ba-la-nô-va. - Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét để các em nhận biết: - Gv hỏi: + Trong tranh có những hình ảnh gì? + Hình ảnh nào đựơc vẽ nổi bật nhất? + Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? + Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? - Gv gợi ý để Hs tả lại màu sắc ở tranh:Đại diện các nhóm lên trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv kết luận. b) Tranh “ Cùng giã gạo” của Xa-rau-giu Thê Pxông Krao. - Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét để các em nhận biết: + Tranh vẽ cảnh gì? + Các dáng của những người giã gạo có giống nhau không? + Hình ảnh nào là chính trong tranh? + Trong tranh còn có các hình dáng nào khác? + Trong tranh có những màu nào? - Gv gọi một số em Hs nêu cảm nghỉ của mình về bức tranh. - * Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. - Mục tiêu: Củng cố lại xem tranh - Gv nhận xét chung giờ học. 5.Tổng kết – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài mùa hè. Nhận xét bài học.  Thứ ngày tháng năm 2007 Hát nhạc. Tiết 33 Ôn tập các nốt nhạc. Tập biểu diễn các bài hát. Nghe nhạc. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí trên khuông nhạc. - Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. Kỹ năng: Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. Thái độ: Rèn luyện sự tập trung chú ý nghe âm nhạc. II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Học hát: do địa phương tự chọn. - Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài hát. - Gv nhận xét. 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc . - Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại các nốt nhạc. - Tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. - Hình nốt: trắng, đen, móc đơn, móc kép - Vị trí trên khuông. - Hs nhìn trên khuông nhạc, gọi tên các nốt kết hợp với hình nốt. Hs gọi tên các nốt và hình nốt nhạc * Hoạt động 2: Tập biểu diễn 2 – 3 bài hát đã học, tạo thành một “ liên khúc”. Mục tiêu: Hs biết hát kết hợp với múa phụ họa. - Gv chỉ định 3 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 Hs. - Cho các em hội ý để chuẩn bị biểu diễn 2 –3 bài hát đã học trong năm. Hs kết kết hợp với múa phụ họa. - Lần lượt từng nhóm biểu diễn. * Hoạt động 3: Nghe nhạc. Mục tiêu: Hs có thêm kiến thức về âm nhạc. - Gv chọn 1 ca khúc thiếu nhi hoặc trích một đoạn nhạc không lời. Cho Hs nghe băng nhạc. - Gv giới thiệu tên bài hát, tác giả. - Gv cho Hs nghe nhạc lần thứ hai. - Đặt một số câu hỏi cho Hs trả lời. 5.Tổng kết – dặn dò.Về tập hát lại bài. Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối năm. Nhận xét bài học.

File đính kèm:

  • docTNXH,H,MT,DD,TC DA SUA.doc
Giáo án liên quan