Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 101: Đêm nay bác không ngủ - Nguyễn Huệ

I. Cuẩn kiến thức kĩ năng

1. Kiến thức:

 - Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.

 - Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 a) Kỹ năng dạy học:

- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.

 - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.

 - Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ.

 b) Tích hợp với Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:

3.Thái độ:

 Thái độ học tập tích cực, tự giác.

 

II -Tiến trình tiết học.

1. Kiểm tra bài cũ:

Các em hãy kể tên một sơ bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát viết về Bác mà các em đã được học hoặc được đọc.

- Câu chuyện: Bác Hồ với Thiếu nhi, Bác Hồ với người lính gác, sự giản dị của Bác Hồ Viếng Lăng Bác, Bác ơi, cảnh khuya

- Thơ: Viếng lăng Bác, Bác ơi, sáng tháng năm , em yêu Bác Hồ Chí Minh

3. Bài mới.

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam, chúng ta chưa thể thống kê hết được những bài thơ, trang văn viết về Người nhưng dù đó là ai, ở góc độ nào mỗi khi viết về Bác đều thấm đẫm tình yêu thương, kính phục, tự hào bởi ở Bác luôn toát lên một trái tim vĩ đại, một tâm hồn lớn, nhân cách lớn. Để cảm nhận sâu sắc hơn vẽ đẹp của Bác, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 101: Đêm nay bác không ngủ - Nguyễn Huệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ. 2. Kĩ năng: a) Kỹ năng dạy học: - Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn. - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ. - Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài thơ. b) Tích hợp với Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: 3.Thái độ: Thái độ học tập tích cực, tự giác. II -Tiến trình tiết học. 1. Kiểm tra bài cũ: Các em hãy kể tên một sơ bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát viết về Bác mà các em đã được học hoặc được đọc. - Câu chuyện: Bác Hồ với Thiếu nhi, Bác Hồ với người lính gác, sự giản dị của Bác HồViếng Lăng Bác, Bác ơi, cảnh khuya - Thơ: Viếng lăng Bác, Bác ơi, sáng tháng năm, em yêu Bác Hồ Chí Minh 3. Bài mới. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam, chúng ta chưa thể thống kê hết được những bài thơ, trang văn viết về Người nhưng dù đó là ai, ở góc độ nào mỗi khi viết về Bác đều thấm đẫm tình yêu thương, kính phục, tự hào bởi ở Bác luôn toát lên một trái tim vĩ đại, một tâm hồn lớn, nhân cách lớn. Để cảm nhận sâu sắc hơn vẽ đẹp của Bác, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ. Hoạt động Nội dung - GV hướng dẫn HS cách đọc - Cách đọc: Giọng tâm tình, chậm rãi, thủ thỉ, ngắt nhịp thay đổi lần lượt 3/2, 2/3. - Phân biệt 3 giọng: + Giọng kể chuyện, miêu tả của tác giả. + Lời nói của anh đội viên: Giọng lo lắng, kính trọng . + Lời Bác Hồ: giọng trầm ấm, chậm rãi. - Hướng dẫn HS đọc một số chú thích H: Những hiểu biết của em về tác giả Minh Huệ ? - Bài thơ được viết dựa trên một câu chuyện có thật, đó là nhà thơ Minh Huệ đã nghe một người lính kể về một đêm không ngủ của Bác trong chiến dịch Biên giới Thu đông năm 1950. Cảm phục trước vẽ đẹp của Bác nhà thơ đã sáng tác bài thơ ngay sau đó ?: Bài thơ được viết theo thể nào ? Bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? ?: Em hãy cho biết bài thơ kể chuyện gì ? ? HS kể lại bài thơ bằng 1 câu chuyện ngắn GV chuyển: Để cả nhận sâu sắc vẽ đẹp của hình tượng Bác Hồ, chúng ta chuyển sáng phần: Đọc- hiểu tác phẩm. ? Hình tượng Bác Hồ được hiện lên qua cách nhìn của ai? GV chuyển sáng phần 2 ?: Anh Đội viên cảm nhận vẽ đẹp của Bác trong thời gian, không gian, khung cảnh nào? ? Không gian, thời gian, khung cảnh đó gợi cho em điều gì? GV gợi ý: Thiếu thốn, gian khổ ? Hình tượng của Bác còn được nhà thơ miêu tả qua những phương diện nào? ? Những chi tiết nào miêu tả hình dáng Bác? ? Em nhận xét gì về cách dùng từ ngữ khi tả hình dáng Bác? ?Những từ ngữ đó gợi hình dung Bác hiện lên như thế nào? GV: Khi miêu tả Bác nhà thơ không có ý miêu tả Bác như một ông tiên, ông bụt mà TG muốn miêu tả Bác như một người bình thường, giản dị, gần gũi. ? Bác đã có những hành cử chỉ, lời nói gì trong đêm không ngủ? ? Tác giả sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cử chỉ của Bác? ? Từ việc làm “dém chăn từng người từng người” và quên đi cái gian khổ của mình để nghĩ đến giấc ngủ, giá buốt của người khác đã làm toát lên đức tính nào của Bác? ? Trong đêm không ngủ, tình cảm của Bác hướng đến ai? ? Tại sao Bác lại mong trời sáng mau mau? GV bình: Bác mãi mãi là một tượng đài bất tử, một người cha vĩ đại trong trái tim của con người VN. Ở Bác mỗi lời nói, mỗi cử chỉ, mỗi việc làm dù là nhỏ nhất cũng đều hướng đến con người và quê hương đất nước. Bác quên giấc ngủ của mình để nghĩ đến giấc ngủ của người đội viên, quên cái lạnh giá mà mình đang chịu đựng để nghĩ đến cái giá buốt của dân công. Được ở bên Bác, chúng ta như được thấy sự che chở, được sưởi ấm như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút... Bác sống như trời đất chúng ta Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ lụa tặng già ? Để làm nổi bật hình ảnh của Bác, những biện pháp nghệ thuật nào tác giả đã sử dụng? GV gợi ý: cách dùng từ; biện pháp tu từ... Gợi ý: tại sao nhà thơ gọi Bác là cha?... - Người là Cha là Bác là anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ. ? Theo các em sao có thể nói bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ngay khi mới ra đời đã trở nên nổi tiếng và đã khai sinh ra tên tuổi nhà thơ Minh Huệ trên thi đàn văn học? (viết về lãnh tụ, bài thơ hay, bài thơ viết chân thực, được phổ nhạc, ngâm, nhiều người biết.. GV bình: Nếu tình thương của anh đội viên với Bác chỉ là tình thương của một người đối với một người, đó là tình cảm cá nhân còn tình cảm của Bác là tình cảm rộng lớn, hướng đến muôn ngàn người. Tuy phạm vi có khác nhau nhưng cường độ lại ngang nhau. Cho nên mỗi câu thơ viết về Bác bao giờ cũng chan chứa tình yêu thương, kính trọng và cảm phục tự hào như nhà thơ Tố Hữu đã viết: - Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người ? Qua cách miêu tả, qua cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật, em thấy hình tượng Bác Hồ hiện lên là một người như thế nào? ?: Chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm xúc nhất ? HS tự bộc lộ GV Bình: Trong cuộc đời của Bác có rất nhiều đêm không ngủ và lí do khác nhau nhưng tất cả đều hướng về nhân dân, đất nước. Như trong thơ của mình Bác đã viết: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Hay trong một lần phỏng vấn Bác đã nói: - Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu... ? Hình ảnh Bác Hồ bồi đắp cho em tình cảm, ước mơ gì? Ước mơ được làm người đội viên Được quan tâm chăm sóc Bác. Mong muốn Bác sống lại Học giỏi để trở thành cháu ngoan Bác Hồ Biết yêu thương, quan tâm đến người khác. . GV: Củng cố bằng bản đồ tư duy ? Vậy khi miêu tả người, chúng ta cần miêu tả như thế nào để đối tượng hiện lên một cách rõ nét nhất? – Miêu tả người: - Tả hình dáng, lời nói, cử chỉ, thái độ, tâm trạng, không gian, thời gian, khung cảnh - Dùng từ, các biện pháp nghệ thuật. – Làm nổi bật đối tượng GV chuyển ý cho HS nghe bài hát (Nếu còn thời gian): để giúp các em cảm thụ một cách sâu sắc hơn tình cảm của Bác dành cho nhân dân, đất nước cũng như tình cảm của anh đội viên đối với Bác, thầy cùng các em một lần nữa nghe lại bài thơ này dưới hình thức một khúc ngâm. I – Đọc, tìm hiểu chung. Đọc văn bản Tìm hiểu chú thích a. Tác giả: (1927 - 2003) - Là nhà thơ nổi tiếng trong thời kì chống Pháp b. Tác phẩm: - Sáng tác: 1951. - Thể thơ 5 chữ (ngũ ngôn) - Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả II – Đọc- hiểu tác phẩm. 1. Hình tượng của Bác Hồ. - Thời gian, không gian: +Trời khuya, + Bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều xơ xác. – Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ - Hình dáng: + Vẻ mặt trầm ngâm + Mái tóc bạc, + Ngồi đinh ninh, + Chòm râu im phăng phắc, +Bóng cao lồng lộng. – Từ láy gợi hình – Bác gần gũi, giản dị - Cử chỉ: + Đốt lửa + Dém chăn, + Đi nhón chân. – Sử dụng nhiều động từ - Lời nói: + Chú cứ việc ngủ ngon... + Bác thức thì mặc Bác – Quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho mọi người -Tâm tư: + Thương anh đội viên + Thương đoàn dân công. + Mong trời sáng mau mau - Nghệ thuật: + Dùng từ láy gợi hình + Dù nhiều động từ. + So sánh, ẩn dụ, hoán dụ + Miêu tả tâm lí trái chiều: Bác → mong trời sáng mau mau Anh đội viên mong→ đêm dài. – Bác hiện lên cụ thể, chân thực, gần gũi. –Tình thương của Bác vừa bao la vừa sâu thẳm đến độ quên mình. Luyện tập: HS kể lại bài thơ bằng câu chuyện Hướng dẫn học bài ở nhà: - Tìm hiểu tình cảm của anh đội viên dành cho Bác - Tại sao Vì Bác là Hồ Chí Minh nên đêm nay Bác không ngủ. Người thực hiện: Nguyễn Văn Thọ THCS Mã Thành Điệp ngữ “từng người”đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ. Đối với ai Người cũng chia đều cho họ tình cảm yêu thương, đằm thắm đến độ quên mình. Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc, ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi hay trong đêm giá buốt. Tuy thiếu thốn về vật chất, nhưng các chiến sĩ lại được Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn, Bác yêu thương, chăm sóc người chiến sĩ như người cha chăm sóc cho đứa con thân yêu của mình Ngôn ngữ bài tho tuy giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của Bác đối với dân, với nước. Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách. Càng nhìn Bác, anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc. Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng, tình thương ánh lửa ấy như truyền thêm sức mạnh cho các anh để đưa chiến dịch đi đến thành công. ? HS kể lại bài thơ bằng câu chuyện H: Anh Đội viên cảm nhận vẽ đẹp của Bác trong thời gian, không gian, khung cảnh nào? ? Không gian, thời gian, khung cảnh đó gợi cho em điều gì? GV gợi ý: Thiếu thốn, gian khổ ? Hình tượng của Bác còn được nhà thơ miêu tả qua những phương diện nào?(gợi ý: hình dáng, lời nói, cử chỉ, tâm tư) ? nhà thơ dùng từ ngữ gì khi tả hình dáng Bác và cử chỉ của Bác? (gợi ý: từ láy, động từ...) ? Cử chỉ, lời nói của Bác em hình dung được đức tính nào của Bác? ? Để làm nổi bật hình ảnh của Bác, nhà thơ sử dụng những phép tu từ nào? ? Theo các em sao có thể nói bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ngay khi mới ra đời đã trở nên nổi tiếng và đã khai sinh ra tên tuổi nhà thơ Minh Huệ trên thi đàn văn học? (viết về lãnh tụ, bài thơ hay, ? Qua cách miêu tả, em thấy hình tượng Bác Hồ hiện lên là một người như thế nào? ?: Chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm xúc nhất ? ? Hình ảnh Bác Hồ bồi đắp cho em tình cảm gì?, ước mơ gì? ? Vậy khi miêu tả người, chúng ta cần chú ý đến những phương diện nào của đối tượng?

File đính kèm:

  • docdem nay bac khong ngu(1).doc