1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức :
-HS biết: Khái niệm thể loại truyền thuyết.
-HS hiểu: Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .
-Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước
1.2.Kĩ năng :
- HS thực hiện được: Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết .
- HS thực hiện thnh thạo: Nhận ra những sự việc chính của truyện .Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện .
1.3. Thái độ:
- Tính cch: Giáo dục lòng yêu nước tự hào dân tộc cho HS.
- Thĩi quen: Lồng ghép giáo dục tư tưởng đoàn kết dân tộc của Bác Hồ.
2.Nội dung học tập:
-Khái niệm thể loại truyền thuyết.
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu .
3. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tranh minh họa :Con Rồng-cháu Tiên
- HS: chuẩn bị bài ở nhà: soạn phần đọc-hiểu văn bản.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.Kiểm tra miệng:Giới thiệu chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 6
4.3.Tiến trình bi học:
Giới thiệu bài: Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi DT lại có nguồn gốc riêng của mình gữi gắm trong thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân Tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chủ S bên bờ biển đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: “Con Rồng cháu Tiên”.
148 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Ngữ Văn 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ cách dùng từ địa phương khi viết bài làm văn và khi phát âm.
GV-HS nêu lên các lỗi thường gặp khi nói và viết.
+Người miền Bắc khi nói và viết thường mắc lỗi những phụ âm nào ?
+Đối với miền Trung , miền Nam thì cần phải viết đúng các vần nào và thanh nào ?
+Riêng với các tỉnh miền Nam thì cần phải chú ý đọc và viết đúng các phụ âm đầu nào ?
Hoạt động 2(40 phút)
mục tiêu:
- HS biết: Củng cố các kiến thức về các lỗi sai về chính tả.
- HS hiểu: Vận dụng kiến thức vào thực hành luyện tập.
Gv mời hs lên bảng làm các bài tập
à Gv sửa lỗi Lựa chọn điền từ vào chỗ trống ?
I: Nội dung hoạt động
1: Đối với các tỉnh miền Bắc
_ Phụ âm đầu tr/ch
_ Phụ âm đầu s/x
_ Phụ âm đầu r/d/gi
_ Phụ âm đầu l/m
2: Đối với các tỉnh miền Trung – Nam
Vần : ác , át , ang , an
Vần : ước , ướt , ươn , ương
Thanh : ?(hỏi) , ~(ngã)
3: Riêng với các tỉnh miền Nam
_ Phụ âm đầu v/d
II: Các hình thức luyện tập
1: Bài tập 1(167)
_ Trái cây , chờ đợi , chuyển chỗ , trái qua , trôi chảy , trơ trụi , nói chuyện , chương trình , chỉ tre
_ Sấp ngửa , sản xuất , sơ sài , bổ xung , xung kích , sua đuổi , cái xưng , xuất hiện , chim sáo , sâu bọ
_ Rũ rượi , rắc rối , giảm giá , giáo dục , rung rinh , rùng rợn , gian sơn , rau diếp , dao kéo , giáo mác
_ Lạc hậu , nói liền , gian nan , nết na , lương thiện , ruộng nương , lỗ chỗ , lén lút , bếp núc , lỡ làng
2: Bài tập 2(167)
a/ vây cá , sợi dây , vây cánh , dây dưa , giây phút , bao vây
b/ giết giặc , da diết , viết văn , chữ viết , giết chết
c/ hạt dẻ , vẻ vang , văn vẻ , giẻ lau , mảnh dẻ
Tiết 2:
Chọn x , s để điền vào chỗ trống thích hợp
Điền từ thích hợp có vần uốc hoặc uốt vào chỗ trống ?
Viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng ?
Chữa lỗi chính tả trong các câu sau ?
Gv đọc- HS viết chính tả:
Viết một đoạn văn miêu tả về cảnh quang môi trường thiên nhiên trong bài:Sông nước Cà Mau:
Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối.
3: Bài tập 3(167)
_ xám xịt sát sấm sáng xẻsung sổ xơ xácsầm sậploảng xoảng
4: Bài tập 4(167)
. buột bụng , buột miệng nói ra , cùng một duột , quả dưa chuộc , bị chuột rút , con chẫu chuộc
5: Bài tập 5(168)
Biểu quyết , dai dẳng , hưởng thụ , tưởng tượng , lở làng , ngẫm nghĩ , ngày giỗ
6: Bài tập 6(168)
_ Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kêu căng
_ Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừgn chặt cây cối
_ Có đau thì cắn răng mà chịu nghe
7: Bài tập 7(168)
Gv đọc – hs chép đoạn văn vào vở à kiểm tra lỗi chính tả
4.4 Tổng kết:
_ Cần viết đúng các lỗi chính tả học trên .
_ Phải chú ý phát âm đúng các âm , các vần.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học tiết nàỹ:
_ Xem lại các bài tập
_ Kẻ bảng hệ thống Tiếng Việt vào vở
*Đối với bài học tiết tiếp theo:
_ Soạn bài “Hoạt động Ngữ Văn”
+Sưu tầm một số chuyện kể về địa phương.
+Chuẩn bị kể chuyện, diễn kịch, ngâm thơ ở các tổ.
5.Phụ lục: Các bài thơ, đoạn văn có dùng từ địa phương.
Tuần 19-Tiết 71 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
Ngày dạy:26/12/2012 THI KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HS biết: Một số tác phẩm trích trong tuyển tập thơ văn Tây Ninh
- HS hiểu: Yêu thích các hoạt động ngữ văn qua việc ôn lại các kiến thức đã học.
1.2. Kĩ năng:
-HS thực hiện được: Rèn thói quen yêu thơ văn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn kể chuyện cho HS.
-HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng kể chuyện, minh họa cho nọi dung câu chuyện trước tập thể lớp.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Yêu thơ văn, thích làm thơ và sáng tác truyện.
- Tính cách: Giáo dục HS yêu thích các thể loại dân gian.
2. Nội dung học tập:
-HS kể chuyện tự sưu tầm trước tập thể.
-GV giới thiệu một số tác phẩm trích trong Thơ văn Tây Ninh.
3. Chuẩn bị:
3.1 GV: TLTK: Sách Thơ văn Tây Ninh.
3.2 HS: Sưu tầm câu chuyện và kể cá nhân hoặc nhóm đóng vai minh họa.
Phương 4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:..
4.2. Kiểm tra miệng( khơng):
4.3. Tiến trình bài học:
Giới thiệu bài.
Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động ngữ văn và thi kể chuyện.
Hoạt động của GV và HS
ND bài học.
Hoạt động 1:(25 phút): HS kể chuyện.
Mục tiêu:
-HS biết: Cách thức thi kể một câu chuyện qua các hình thức khác nhau.
-HS hiểu:Nội dung một số câu chuyện được kể trong hoạt động.
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- Tất cả HS trong lớp đều tham gia.
- Mỗi HS kể một chuyện mà mình tâm đắc nhất.
- Kể rõ ràng, đủ cho cả lớp nghe.
Ban Giám Khảo: GV – HS.
- GV đưa ra thang điểm.
- Kể đúng TG. Có mở đầu, kết thúc. (2đ)
- Kể rõ ràng mạch lạc, diễn cảm. (2đ)
- Phát âm đúng có ngữ điệu (2đ)
- Tự tin tiết mục. (2đ)
Đầu tiên HS thi kể trong nhóm từ 10 đến 15 phút.
- Nhóm chọn bạn kể hay nhất đại diện thi giữa các nhóm.
- GV và các HS khác theo giỏi, nhận xét, gớp ý.
- GV tổng kết, truyên dương cá nhân và nhóm xuất sắc.
Hoạt động 2(10 phút):GV giới thiệu một số tác giả, tác phẩm trong thơ văn Tây Ninh.
Mục tiêu:
-HS biết: Một số tác giả và tác phẩm viết về địa phương.
-HS hiểu: Nội dung ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, con người ở địa phương.
1. Cây mận hồng đào- Thiên Huy
Nội dung: bài văn là câu chuyện vẻ huyền thoại, về
em bé Hồng Đào trồng cây mận Hồng Đào, chỉ nghe
tiếng pháo giao thừa cây đã vụt lớn lên làm Hồng Đào vô cùng sung sướng.
2. Bàu cỏ đỏ( truyện dân gian)
Nội dung: Bàu Cỏ Đỏ. Mảnh đất tuy nhỏ, địa danh tuy mộc mạc, bình thường nhưng là nơi gởi gắm lòng biết ơn đời đời của nhân dân đối với những sự kiện từng xảy ra trong lịch sử. (những chiến công của người anh hùng giữ nước).
3.Trở về đất mẹ:
Nội dung: Đoạn văn kể lại việc đoàn cán bộ miền Nam từ miền Bắc trở về, đến được đất quê hương, sông quê hương và cuộc gặp gỡ mừng vui khôn xiết giữa đoàn với các cán bộ khu uỷ miền Đông. Trở về và gặp gỡ đều rất cảm động.
I.Hoạt động ngữ văn – Thi kể chuyện.
- Thi kể trong nhóm từ 10 đến 15 phút.
II. Văn thơ Tây Ninh:
1.Cây mận Hồng Đào:
Bài văn là câu chuyện vẻ huyền thoại, về
em bé Hồng Đào trồng cây mận Hồng Đào, chỉ nghe tiếng pháo giao thừa cây đã vụt lớn lên làm Hồng Đào vô cùng sung sướng.
2.Bàu Cỏ Đỏ:
Bàu Cỏ Đỏ. Mảnh đất tuy nhỏ, địa danh tuy mộc mạc, bình thường nhưng là nơi gởi gắm lòng biết ơn đời đời của nhân dân đối với những sự kiện từng xảy ra trong lịch sử. (những chiến công của người anh hùng giữ nước).
3.Trở về đất mẹ:
Đoạn văn kể lại việc đoàn cán bộ miền Nam từ miền Bắc trở về, đến được đất quê hương, sông quê hương và cuộc gặp gỡ mừng vui khôn xiết giữa đoàn với các cán bộ khu uỷ miền Đông. Trở về và gặp gỡ đều rất cảm động.
4.4. Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học, nhận xét cách kể, nội dung kể của các nhóm.
- Nhắc lại nội dung chính các truyện mà HS vừa kể.
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
*Đối với tiết học này:
- Sưu tầm và kể thêm một số truyện khác.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị: Trả bài thi HK I.
5.Phụ lục:
Sách tham khảo: Thơ văn Tây Ninh.
Tuần 19-Tiết 72
Dạy:27/12/2012 TRẢ BÀI KIỂM TRA HK I.
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HS biết: Thấy được những ưu khuyết điểm trong bài làm của bản thân .
-HS hiểu: Củng cố kiến thức đã học ở văn bản,tiếng Việt, tập làm văn.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:Rèn kĩ năng phát hiện, sửa lỗi sai.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục HS ý thức tự giác, cẩn thận trong học tập.
2. Nội dung học tập:
-GV trả bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3. Chuẩn bị:
- GV: bài thi học kì I.
- HS: Xem lại đề thi học Kì I.
P 4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng :không
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
ND bài học.
Mục tiêu:
-HS biết: Nội dung đề và đáp án của đề kiểm tra tổng hợp HKI.
-HS hiểu: Những ưu khuyết điểm và sửa lỗi trong bài làm của bản thân.
1. Đề:
GV treo bảng phụ, ghi đề bài.
2. Phân tích đề:
GV hướng dẫn HS phân tích đề.
Đề bài tích hợp 3 phân môn: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn.
3. Nhận xét bài:
GV nhận xét ưu điểm và tồn tại qua bài làm của
HS.
- Ưu điểm: Đa số các em làm tốt phần văn bản, trình bày sạch đẹp, rõ ràng các câu hỏi.
- Tồn tại: Một số HS chưa làm được câu hỏi phần Tiếng Việt. Bài làm còn sai kiến thức, sai nhiều lỗi chính tả.
Trên trung bình:
Dưới trung bình.:
4.Đáp án.
I. Văn- Tiếng Việt
Câu 1: Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và các từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
Ví dụ: đã đi nhiều nơi.
Câu 2: Các từ mượn: tráng sĩ, trượng, oai phong, lẫm liệt.
Câu 3: Những chi tiết thần kì:
- Cung tên vàng.
- Tiếng đàn thần và niêu cơm thần.
Câu 4: Bài học từ câu chuyện Ech ngồi đáy giếng:
-Phê phán người huênh hoang, kiêu ngạo.
-Nhắc nhở, khuyên bảo phải luôn khiêm tốn và học hỏi thường xuyên.
II.Tập làm văn:
1. Mở bài: (1đ)
-Giới thiệu chung về thầy( cô) giáo.
2. Thân bài: (4đ)
* Công việc, tình cảm của thầy cô giáo: Tích cực, yêu thương, cư xử tốt với đồng nghiệp.
* Sở thích của thầy cô:đọc sách, thể thao, văn nghệ
3. Kết bài: (1đ)
- Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với thầy cô.
5. Trả bài:
GV cho lớp trưởng phát bài cho HS.
6. Sửa lỗi sai:
- GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai của HS. HS sửa.
GV nhận xét, sửa sai.
1.Đề:
2.Nhận xét
4.Sửa lỗi sai
-Sai chính tả.
Giảng dạià giảng dạy.
Mái tốcà mái tóc.
Sao suyếnàxao xuyến.
Trong môngà trông mong.
Băn khoănà buâng khuâng.
-Sai về cách diễn đạt
- Sai cách dùng từ.
4.4.Tổng kết:
GV nhắc nhở HS xem lại các kiến thức đã học về Văn, Tập Làm Văn, Tiếng Việt.
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học tiết này:
Xem lại các kiến thức đã học.
*Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Chuẩn bị bài “Bài học đường đời đàu tiên”:
-Đọc- kể tóm tắt văn bản.
-Phân tích hình ảnh Dế Mèn, Dế Choắt.
-Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
5.Phụ lục: Bài thi học kì I của học sinh.
File đính kèm:
- NGU VAN 6.docx