Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 9: Cách mạng mùa thu

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS nêu được:

- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.

- Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám.

- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Anh tư liệu về Cách mạng tháng Tám.

- Phiếu học tập cho HS .

- HS sưu tầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5956 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 9: Cách mạng mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: CÁCH MẠNG MÙA THU I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS nêu được: - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám. - Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám. - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Aûnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám. - Phiếu học tập cho HS . - HS sưu tầm thông tin về khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: - GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV hỏi: em biết gì về ngày 19-8? - GV giới thiệu: ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Diễn biến của cuộc cách mạng này ra sao, cuộc cách mạng có ý nghiã lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc ta. Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động 1:Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Giúp HS biết thời cơ cách mạng. Cách tiến hành: - 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9-1930 ở Nghệ An? + Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới? - HS trả lời. - GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu. - GV nêu vấn đề: tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945, quân phiệt Nhật ở châu á đầu hàng quân đồng minh. Đảng ta xác định đây là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam ? - GV gợi ý thêm: tình hình kẻ thù của dân tộc ta lúc này như thế nào? - GV gọi HS trình bày trước lớp. - GV hỏi: cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An-Hà Tĩnh như thế nào? - GV kết luận: nhận thấy thời cơ đến, Đảng ta nhanh chóng phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Để động viên quyết tâm của toàn dân tộc, Bác Hồ đã nói”Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Bác, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Chúng ta tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này. - 1 HS đọc thành tiếng”cuối năm 1940đã giành được thắng lợi quyết định với cuộc khởi nghĩa ở các thành phố lớn Huế, Sài Gøòn, lớn nhất ở Hà Nội”. - HS thảo luận tìm câu trả lời. - HS dựa vào gợi ý để trả lời: Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một vì: từ 1940, Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm nước ta. Tháng 8-1945, quân Nhật ở châu Á thua trận và đầu hàng quân đồng minh, thế lực của chúng đang suy giảm rất nhiều, nên ta phải chớp thời cơ này làm cách mạng. - HS lắng nghe. Hoat động 2:Làm việc nhóm. Mục tiêu: giúp HS hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945. - GV yêu cầu 1 HS trình bày trước lớp - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS thuật lại trước nhóm, các HS trong nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến. - 1 HS trình bày, lớp theo dõi bổ sung ý kiến. Hoat động 3:Làm việc cá nhân. Mục tiêu: giúp HS liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyên ở địa phương. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - GV nêu vấn đề: + Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao? + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần cách mạng của nhân dân cả nước? - GV tóm tắt ý kiến của HS. - GV hỏi: tiếp sau Hà Nội, những nơi nào đã giành được chính quyền. - GV yêu cầu HS liên hệ: em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương. - GV kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945, dựa theo lịch sử địa phương. - HS: chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng. - HS trao đổi và nêu: + Hà nội là nơi cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn. + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền. - HS lắng nghe. - HS đọc SGK và trả lời. - Một số HS nêu trước lớp. Hoat động 4:Làm việc cá nhân. Mục tiêu: giúp HS hiểu nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Câu hỏi gợi ý: + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám?(gợi ý: nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thắng lợi) + Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? - GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. - HS trả lời. + Nhân dân ta giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có lòng yêu nước sâu sắc, đồng thời có Đảng lãnh đạo. + Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến. 2. Củng cố –dặn dò: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi - HS trả lời. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docLS B9.doc
Giáo án liên quan