I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Phong trào Đông du là phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp; thuật lại phong trào Đông du .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chân dung Phan Bội Châu.
- Phiếu học tập của HS.
- HS chuẩn bị các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được về phong trào Đông du và Phan Bội Châu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 6725 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Phong trào Đông du là phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp; thuật lại phong trào Đông du .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chân dung Phan Bội Châu.
- Phiếu học tập của HS.
- HS chuẩn bị các thông tin, tranh ảnh sưu tầm được về phong trào Đông du và Phan Bội Châu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
- GV cho HS quan sát chân dung Phan Bội Châu và hỏi: em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì, có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không?
- GV giới thiệu bài: đầu thế kỷ XX, ở nước ta có 2 phong trào chống Pháp tiêu biểu do 2 chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lãnh đạo.
Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tiểu sử của Phan Bội Châu.
Cách tiến hành:
- 3 HS lên bảng và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào?
+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam?
- HS nêu hiểu biết của bản thân.
Đó là Phan Bội Châu, ông là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu tìm hiểu được về Phan Bội Châu.
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử của Phan Bội Châu.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nêu nhận xét phần tìm hiểu của HS, sua đó nêu những nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu: ông sinh năm 1867 trong 1 gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Khi còn rất trẻ, ông đã có nhiệt cứu nước . Ông là người khởi xướng, tổ chức và giữ vai trò trọng yếu trong phong trào Đông du. Từ năm 1905 đến 1908, phong trào này đã đưa được nhiều thanh niên ra nước ngoài học để trở về cứu nước.
Sau khi phong trào Đông du tan rã. Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại Trung quốc, Thái lan. Năm 1925 ông bị Pháp bắt ở Trung quốc đưa về Việt Nam
Ông mất ngày 29-10-1940 tại Huế.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm.
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận để lựa chọn thông tin và ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện 1 nhóm HS trả lời, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Hoat động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS hiểu sơ lược về phong trào Đông du.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại những nét chính về phong trào Đông du dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào?
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghiã của phong trào này là gì?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV tổ chức cho HS trình bày các nét chính về phong trào Đông du trước lớp.
- GV nhận xét về kết quả thảo luận của HS, sau đó hỏi cả lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
+ Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
- GV giảng thêm: sự thất bại của phong trào Đông du cho thấy rằng đã là đế quốc thì không phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng đọc SGK, thảo luận để cùng rút ra các nét chính của phong trào Đông du như sau:
+ Phong trào Đông du được khởi xướng năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào là đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kỹ thuật được học ở Nhật, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.
+ Phong trào vận động được nhiều thanh niên sang Nhật học. Để có tiền họ làm nhiều việc để kiếm tiền. Cuộc sống kham khổ, chật chội, thiếu thốn đủ thứ. Mặc dù vậy họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng đóng góp tiền của cho phong trào Đông du.
+ Phong trào Đông du phất triển lầm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trầo Đông du. Sau đó chính phủ Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật. Phong trào Đông du tan rã.
Tuy tan rã nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- 3 HS trình bày theo 3 phần trên, sau mỗi lần trình bày, HS cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến trước lớp.
+ Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước.
+ Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV nêu câu hỏi: nêu những suy nghĩ của em về Phan Bội Châu.
- GV nêu: Phan Bội Châu là một người anh hùng đầy nhiệt huyết. Cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ yêu nước là 1 tấm gương sáng, đến các thế hệ ngày nay cũng đều trân trọng. Không chỉ đồng bào ta thấy rõ mà ngay cả kẻ thù cũng phải nhiều phen công khai xác nhận.
- 2 HS trả lời
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ, tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành .
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- LS B5.doc