Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước

I.MỤC TIÊU :

Sau bài học HS nêu được :

· Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội

· Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước .

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

· Bản đồ thủ đô Hà Nội .

· Các hình minh hoạ trong SGK .

· Phiếu học tập của HS .

· HS sưu tầm thông tin về Nhà máy Cơ khí Hà Nội .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5374 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21 NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA Ngày dạy : I.MỤC TIÊU : Sau bài học HS nêu được : Sự ra đời và vai trò của Nhà máy Cơ khí Hà Nội Những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước . II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : Bản đồ thủ đô Hà Nội . Các hình minh hoạ trong SGK . Phiếu học tập của HS . HS sưu tầm thông tin về Nhà máy Cơ khí Hà Nội . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ- GIỚI THIỆU BÀI MỚI GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ,sau đó nhận xét và cho điểm HS . -GV cho HS quan sát ảnh chụp lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội . -GV giới thiệu : -3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi Hoạt động 1 NHIỆM VỤ CỦA MIỀN BẮC SAU NĂM 1954 VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ HÀ NỘI -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau : +Sau hiệp dịnh Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì ? +Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một Nhà máy cơ khí hiện đại ?(gợi ý: Việc sản xuất các công cụ hiện đại có lợi gì hơn so với dùng các công cụ thô sơ ?) +Đó là nhà máy nào ? -GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp . -Tự đọc SGK và rút ra câu trả lời . +Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng CNXH làm hậu phương lớn cho Cách mạng miền Nam . +Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại ở miền Bắc để *Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lương lao động . *Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta . +Đó là Nhà máy cơ khí Hà Nội . -Lần lượt từng HS trình bày ý kiến về các vấn đề trên. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . Hoạt động 2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ HÀ NỘI CHO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC -GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, yêu cầu các em cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu . -GV gọi nhóm HS đã làm vào phiếu trên giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét . -GV kết luận về phiếu làm đúng, sau đó tổ chức cho HS trao đổi theo những câu hỏi sau : +Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội. +Phát biểu suy nghĩ của em về câu :”Nhà máy cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một canh đồng,có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược “ +Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy cơ khí Hà Nội và nói :Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên điều gì ? -HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn của GV để hoàn thành phiếu . -HS cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình . +HS suy nghĩ, trao đổi ý kiến, mỗi HS nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét . +1 HS kể trước lớp . +Một số HS nêu suy nghĩ trước lớp.Ví dụ :Hình ảnh này gợi cho ta nghĩ đến tương lai tươi đẹp của đất nước . +Việc Bác Hồ 9 lần về thăm nhà máy cho thấy Đảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hoá sản xuất của nước nhà vì hiện đại hoá giúp cho công cuộc xây dựng CNXH về đấu tranh thống nhất đất nước . CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV tổ chức cho HS giới thiệu các thông tin mình sưu tầm được về Nhà máy Cơ khí Hà Nội .-GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về con đường lịch sử Trường Sơn. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

File đính kèm:

  • docLS B21.T23.doc