I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
- Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
- Các mũi tên làm theo 3 loại như SGK.
- Phiếu học của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 5 - Bài 14: Thu đông 1947, Biệt Bắc mồ chôn giặc Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: THU ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
- Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
- Các mũi tên làm theo 3 loại như SGK.
- Phiếu học của HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Sau những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, chính phủ và nhân dân ta đã rời Hà Nội lên xây dựng thủ đô kháng chiến tại Việt Bắc
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp HS biết âm mưu cuảe địch và chủ trương của ta.
Cách tiến hành:
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta 1 lần nữa của thực dân Pháp .
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Đọc 1 đoạn trong lời kêu gọi mà em thích nhất.
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì?
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV kết luận: Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc, vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Trước tình hình đó, trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của địch.
- HS đọc SGK, tìm câu trả lời:
+ Mở cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
+ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của địch.
- Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, các HS khác theo dõi bổ sung.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS hiểu diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu –đông 1947.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch .
- GV lần lượt nêu câu hỏi gợi ý:
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+ Sau hơn 1 tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
- GV hỏi:lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
- GV tổ chức cho HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc.
- GV tuyên dương các HS tham gia thi.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt mỗi HS trình bày.
- HS lần lượt trả lời.
+ Chia làm 3 đường.
+ Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng.
+ Quân địch bị sa lầy ở Việt Bắc và chúng buộc phải rút quân. Đường rút quân của chúng cũng bị ta đánh chặn dữ dội.
+ Tiêu diệt 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới
- 3 HS lên thi trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.
Hoat động 3:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS biết ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947.
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời:
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động như thế nào đến âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp ?
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc như thế nào?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
- GV kết luận: Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc đã phá tan âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh của địch. Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc đã được bảo vệ vững chắc. Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy
sức mạnh đoàn kết và tinh thấn đấu tranh kiên cường của nhân dân và cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
- HS suy nghĩ và trả lời trước lớp.
+ Phá tan âm mưu của địch.
+ Được bảo vệ vững chắc.
+ Sức mạnh đoàn kết và tinh thấn đấu tranh kiên cường của nhân dân.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV hỏi: tại sao nói Việt Bắc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”?
- 1 HS trả lời, HS khác bổ sung: trong chiến dịch Việt Bắc, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây chúng đã bị ta đánh bại, quân Pháp chết nhiều vô kể.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà trình bày lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- LS B14.doc