Giáo án môn Lịch sử lớp 4 - Bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

I/ MỤC TIÊU:

Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nứơc ta : từ năm 179 TCN đến năm 938

Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán):

. Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý

. Bọn đô hộ đưa người Hán qua ở lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 4 - Bài: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ TIẾT : 9 - TUẦN : 5 GIÁO VIÊN: NGUYỄN HỮU THANH BÀI : NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC Ngày soạn : Ngày dạy : I/ MỤC TIÊU: Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nứơc ta : từ năm 179 TCN đến năm 938 Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán): . Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý . Bọn đô hộ đưa người Hán qua ở lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán II/ CHUẨN BỊ Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau: Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Kinh tế Văn hóa III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Họat động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI: - Gv gọi 3 Hs lên bảng yêu cầu Hs 1 và Hs 2 trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2; Hs 3 kể lại cuội kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs. - Gv giới thiệu bài mới: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã chiếm được nước Âu Lạc. Tình hình nước Âu Lạc sau năm 179 TCN như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài “Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. - 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu. - Hs nghe Gv giới thiệu bài, sau đó mở SGK trang 17. Hoạt động 1: CHÍNH SÁCH ÁP BỨC BÓC LỘT CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐỐI VỚI NHÂN DÂN TA - Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà thôn tính sống theo luật pháp của người Hán” - Gv hỏi: sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta? - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu: Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. (Gv treo bảng phụ). - Gv gọi một nhóm đại diện nêu kết quả thảo luận. Gv nhận xét các ý kiến của Hs, ghi các ý kiến đúng lên bảng để hoàn thành bảng so sánh như sau: - Hs đọc thầm SGK. - Hs tiếp nối nhau phát biểu ý kiến đến khi đủ ý thì dừng lại: + Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản. + Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp. + Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán. - Hs chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, thảo luận và điền kết quả thảo luận vào phiếu. - 1 Hs đọc phiếu trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổi sung ý kiến. Tình hình nước ta sau khi bị các triều đại phong kiến phương bắc đô hộ: Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận huyện phong kiến của phương Bắc Kinh tế Độc lập và tự chủ Bị phụ thuộc, phải cống nạp Văn hóa Có phong tục tập quán riêng Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, những nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc - Gv nêu: Từ năm 179 TCN đến năm 938 , các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hô nước ta. Chúng biến đất nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành niều chính sách ap bức bóc lột tàn khốc khiến nhân dân ta vô cùng cực nhục. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong trục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc. Hoạt động 2: CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC - Gv phát phiếu học tập cho từng Hs, nếu không có phiếu thì Gv hướng dẫn Hs kẻ bảng thống kê vào vở. - Gv nêu yêu cầu: Hãy đọc SGK và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào bảng thống kê. - Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả trước lớp. - Gv ghi ý kiến của Hs lên bảng để hoàn thành bảng thống kê như sau: - Hs nhận phiếu hoặc tự kẻ bảng thống kê theo hướng dẫn. - Hs làm việc cá nhân. - 1 Hs nêu, Hs khác theo dõi và bổ sung. - Gv hỏi: Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? - Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào? - Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta? - Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì? - Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn. - Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. - Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài. - Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau. - 2 Hs lần lượt đọc trước lớp, Hs cả lớp theo dõi trong SGK. RÚT KINH NGHIỆM: .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docNuoc ta duoi ach do ho cua cac trieu dai phongkien phuong Bac.doc
Giáo án liên quan