Giáo án môn Lịch sử lớp 4 - Bài 25: Quang Trung đại phá quân thanh (năm 1789)

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này học sinh biết:

Kiến thức:

-Học sinh nắm được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789).

-Học sinh hiểu được sự tài trí, mưu lược của vua Quang Trung trong việc lựa chọn thời cơ đánh quân xâm lược.

Kỹ năng: học sinh có thể thuật lại diễn biến trận đánh bằng lược đồ.

Thái độ:

-HS hiểu được lòng quyết tâm của vua và quân Tây Sơn muốn đánh thắng bọn xâm lược nhà Thanh.

-Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của chủ nghĩa quân Tây Sơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 7200 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 4 - Bài 25: Quang Trung đại phá quân thanh (năm 1789), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Đại học Thủ Dầu Một Lớp: C10TH07 Tên: Hoàng Thị Phương Thảo Vũ Thị Ánh Ngọc Môn học: Lịch sử 4 Bài 25: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789) MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: Kiến thức: -Học sinh nắm được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). -Học sinh hiểu được sự tài trí, mưu lược của vua Quang Trung trong việc lựa chọn thời cơ đánh quân xâm lược. Kỹ năng: học sinh có thể thuật lại diễn biến trận đánh bằng lược đồ. Thái độ: -HS hiểu được lòng quyết tâm của vua và quân Tây Sơn muốn đánh thắng bọn xâm lược nhà Thanh. -Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của chủ nghĩa quân Tây Sơn. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGV, SGK. Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) Phiếu học tập của học sinh CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. ỔN ĐỊNH LỚP: - GV cho HS hát bài hát tập thể. II. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV hỏi: a) Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? b) Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long? - GV nhận xét, cho điểm học sinh. III. BÀI MỚI: - GV giới thiệu bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về Quang Trung - vị anh hùng dân tộc như sau: “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu Ông đà chí cả mưu cao Dân ta lại biết cùng nhau một lòng Cho nên Tàu dẫu làm hung Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà” Để tìm hiểu rõ hơn về Quang Trung và những công trạng của ông, hôm nay cô cùng các em vào bài mới: Bài 25: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789). Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi: 1. Hoàn cảnh dẫn đến trận đánh: - GV cho 1 HS đọc SGK (Cuối năm 1788đánh quân Thanh) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: “Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta? Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã làm gì?” - GV cho đại diện 1 nhóm đứng lên trả lời câu hỏi. - GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - GV nhận xét và nêu ý nghĩa của việc vua Quang Trung lên ngôi vua: ‘Sự kiện anh hùng NGUYỄN HUỆ lên ngôi HOÀNG ĐẾ lấy hiệu là QUANG TRUNG có 2 ý nghĩa lớn : - Thể hiện lòng dân (vì anh hùng NGUYỄN-HUỆ là người dân bình thường -không quan quyền, chức tước, nên được mệnh danh là ANH HÙNG ÁO VẢI -CỜ ĐÀO ) ,thể hiện sự đoàn kết của toàn dân tộc ,chống lại ngoại bang. Tuy thế giặc mạnh nhưng cuối cùng tất cả bọn chúng vẫn tan tành ở Gò ĐỐNG ĐA( vào năm 1789), dưới sự chỉ huy của ANH HÙNG NGUYỄN HUỆ . - Lên ngôi ,ông xưng là HOÀNG ĐẾ nhằm thể hiện sự độc lập ,tự do cho nước nhà .Nói lên ý nghĩa từ đây nước NAM không còn lệ thuộc vào ngoại bang nữa. Hoạt động 2: Thảo luận theo tổ. 2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh: - GV cho 1 HS đứng lên đọc SGK (Ngày 20 tháng chạp quân ta toàn thắng.) - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. - GV đưa ra câu hỏi: 1. “Khi đến Tam Điệp, Quang Trung đã làm gì?” 2. “Việc vua Quang Trung cho quân sĩ ăn Tết trước, có tác dụng gì?” - GV chiếu lược đồ trước trận đánh lên bảng. - GV hỏi : ‘Em hãy trình bày kế hoạch tiến công của vua Quang Trung’ - GV cho HS khác đứng lên nhận xét, bổ sung kết quả của bạn. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời. - GV yêu cầu các tổ trình bày kết quả trên phiếu học tập do GV đưa ra : Thời gian, cách đánh, kết quả của trận đánh Hà Hồi, Ngọc Hồi ? - GV cho đại diện nhóm đứng lên đọc câu trả lời. - GV cho nhóm HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét, đưa đáp án lên bảng. - GV đưa lược đồ trận đánh lên bảng. - GV cho 1 HS đứng lên đọc to phần chú thích. - GV yêu cầu 2-3 HS lên bảng trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ. - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, trình bày lại trận đánh trên lược đồ. Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp. 3. Kết quả, ý nghĩa. a) Kết quả : - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi : ‘Kết quả của trận Ngọc Hồi – Đống Đa là gì ?’ - GV cho HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV kết luận. b) Ý nghĩa - GV hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Thanh có ý nghĩa gì đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta? - GV cho HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. - GV rút ra ý nghĩa lịch sử. c) Nguyên nhân thắng lợi - GV hỏi: Sự mưu trí của Quang Trung được thể hiện như thế nào qua cách chọn thời điểm và cách đánh trong từng trận? - GV cho HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. - GV hỏi: Lòng quyết tâm đánh giặc của Quang Trung và quân sĩ được thể hiện như thế nào? - GV cho HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. - GV hỏi: Vậy theo em, vì sao quân ta đánh thắng được quân Thanh? - GV cho HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. - GV rút ra nguyên nhân thắng lợi. - GV yêu cầu 1 HS đọc to phần bài học trong SGK. Hoạt động 4: Cho HS tìm hiểu về Lễ hội Quang Trung -GV cho HS xem đoạn clip về Lễ hội vua Quang Trung tại Hà Nội. -GV hỏi HS : ‘Các em biết gì về lễ hội ngày mồng 5 Tết ?’ -GV mở rộng thêm về lễ hội vua Quang Trung bằng hình ảnh. - Lớp phó văn thể mỹ bắt 1 bài hát cho cả lớp hát - HS trả lời - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm. - HS thảo luận (1 phút). - 1 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi: + Cuối 1788, mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh xâm lược nước ta. + Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. - 1 HS đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm. - HS thảo luận. (1 phút) - HS trả lời: “Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ ăn Tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.” “Quân sĩ có thêm quyết tâm và chuẩn bị lực lượng tiến công bất ngờ.” - HS quan sát. - 1 HS đứng lên trình bày. - 1 HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. - HS lắng nghe. - HS thảo luận theo tổ, điền vào phiếu học tập (3 phút). - 1 HS đại diện nhóm, trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung kết quả. - HS lắng nghe và quan sát. - HS quan sát. - 1 HS đứng lên đọc. - 2-3 HS lên bảng trình bày trên lược đồ. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. - HS trả lời: “Tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo, hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng” - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. - 1 HS trả lời: + Đem lại độc lập tự do cho dân tộc. + Khẳng định quyền tự chủ của đất nước. + Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - 1 HS nhận xét ý kiến của bạn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS trả lời: + Chọn đánh vào dịp Tết Nguyên Đán, tấn công và đánh đồn vào lúc nửa đêm và mờ sáng. + Lựa chọn cách đánh phù hợp với từng đồn. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - HS lắng nghe. - 1 HS trả lời: + Hành quân từ Nam ra Bắc. + Đánh giặc vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. - 1 HS nhận xét ý kiến của bạn. - HS lắng nghe. - 1 HS trả lời: + Quân ta đoàn kết, dũng cảm một lòng đánh giặc. + Nhà vua sáng suốt chỉ huy. - 1 HS nhận xét ý kiến của bạn. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc to phần bài học trong SGK. -HS xem clip. -HS trả lời. -HS lắng nghe CỦNG CỐ - DẶN DÒ: Củng cố: trò chơi ‘Địa danh bí ẩn?’ - GV chia lớp ra thành 2 nhóm. - GV phổ biến luật chơi. - GV cho lớp tiến hành chơi trò chơi. - GV công bố kết quả. - GV cho lớp xem nhiều hình ảnh liên quan đến bài học. - GV cho 1 HS đọc lại bài học trong SGK. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. - HS chia ra làm 2 nhóm. - HS lắng nghe. - Cả lớp chơi trò chơi (5 phút). - HS lắng nghe. - HS quan sát. - 1 HS đọc to phần bài học trong SGK. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docQUANG TRUNG DAI PHA QUAN THANH.doc
Giáo án liên quan