I/Mục đích - yêu cầu
1-Mục đích:
-Bồi dưỡng cho học sinh hiểu được nội dung cơ bản lịch sử đánh giặc giữ nước và truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước; Góp phần xây dựng lòng tự hào, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ.
2-Yêu cầu:
-Thái độ học tập tốt, hiểu đúng đủ nội dung của bài tiếp tục học tập góp phần gìn giữ, kế thừa phát triển truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ngày nay.
II - Nội dung – thời gian
1-Nội dung:
I/Lịch sử đánh giặc giữ nườc của dân tộc Việt Nam. ( 60 phút )
II/Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. {75 phút }
2-Trọng tâm : phần II
III -Tổ chức và phương pháp;
1-Tổ chức: - Lấy lớp học làm đơn vị giảng dạy:
- Trao đổi – giáo viên – học sinh ở lớp.
2-Phương pháp:
a-Đối với giáo viên:
-Sử dụng phương pháp giảng giải, minh hoạ thông qua tư liệu lịch sử
b-Đối với học sinh:
-Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ
-Tranh thủ thời gian tự tham khảo tài liệu bổ sung kiến thức.
-Tự giác học tập, trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra.
IV -Địa điểm: -Lên lớp tại lớp học
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 10 - Bài 1: Việt Nam đánh giặc giữ nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân phải giữ gìn phẩm chất đạo đức CM và nghiêm chỉnh tuân theo những yêu cầu về sinh hoạt XH. Trong quan hệ với nhân dân phải kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ.
-Phải thể hiện là người co 1 ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, tương trợ và có nếp sống văn minh, lành mạnh, thái độ hoà nhã , khiêm tốn, biết tự chủ và tữ trọng trong lời nói cũng như trong hành động.
-Mặc quân phục theo đúng quy định của quân đội.
-Đầu tóc phải gọn gàng, tóc mai, tóc gáy cắt ngắn, không được để râu, không săm chàm trên cơ thể.
-Đi đứng phải giữ đúng tư thế, tác phong quân nhân.
-Gương mẫu chấp hàh pháp lụât nhà nước và những quy tắc sinh hoạt xã hội.
2-Xưng hô, chào hỏi:
-Quân nhân gọi nhau bằng đồng chí và tự xưng “ tôi”, sau tíêng đồng chí có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên hoặc tên ngừoi mình định tiếp xúc. Cấp trên gọi thủ trường.
-nghe gọi đến tên quân nhân phải trả lời có, khi nhận lệnh hoặc trao đội công việc xong quân nhân phải nói “rõ “.
-Quân nhân phải chào khi gặp nhau. Cấp dưới phải chào cấ ptrên trước,người được chào phải chào đáp lễ, chào nhau bằng động tác hay bằng lời.
-Quân nhân phải chào bằng động tác ( theo điều lệnh) trường hợp sau:
+Gặp quân kỳ trong đội ngũ.
+Dự lễ lúc chào Quốc Kỳ.
+Mặc niệm.
+Báo cáo, nhận lệnh cấp trên và rời khỏi cấp trên.
+Gặp các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền.
+Nhận phần Thưởng.
+Gặp linh cữu có đơn vị quân đội đi đưa.
+Báo cá cấp trên.
IV/ Chế độ làm việc và sinh hoạt:
Quân nhân phải thực hiện 10 chế độ trong ngày và 3 chế độ trong tuần.
1-10 chế độ trong ngày:
-01 - Thức dậy:
Có hiệu lệnh “Thức dậy” mọi quân nhân phải dậy ngay, ròi phòng ngủ và ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị công tác.
-02-Thể dục sáng:
Đúng giờ quy định quân nhân tập thể dục, trừ người làm nhiệm vu, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép. Thời gian tập 20 phút, nội dung theo quy định.
-02 -Kiểm tra sáng:
Tiến hành hàng ngày( trừ ngày nghỉ – chào cờ ). Thời gian 10 phút. Cán bộ chỉ huy cấp nào điều hành và kiểm tra cấp đó, thống nhất nội dung kiểm tra.
-04 -Học tập:
+Học tập trong hội trường:
Chỉ huy trực ban lớp học kiểm tra quân số, trang phục, báo cáo giáo viên.
Quân nhân ngồi trong hội trường phài đíng vị trí quy định, tập trung tư tưởng theo dõi học tập, khi ra vào lóp phải đứng nghiêm xin phép GV. Được phép mới ra vào lớp.
Sau mỗi tiết học được nghỉ 5 – phút, hết giờ nghỉ nhanh chóng vào lớp tiếp tục nghe giảng. Hết giờ học, người phụ trách lớp phải báo cáo giảng viên cho xuống lớp và chỉ huy bộ đội ra về.
+Học tậ pngoài thao trường:
Đi và về phài thành đội ngũ, thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập.
Trước khi học, chỉ huy tập hợp bộ đội kiểm tra quân số, trang phuc, vũ khí, học cụ báo cá giảng viên. Trong học tập phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường.
Hết giờ họpc tập người chỉ huy phải tập hợp bộ đội kiểm tra, báo cáo giảng viên cho bộ đội nghỉ và chỉ huy về doanh trại hay ngỉ tại thai trường.
-05 – Ăn uống:
Người chỉ huy đơn vị, cơ quan có tổ chức bếp ăn phải tổ chức quản lý nhà ăn, nhà bếp bảo đãm cho quân nhân ăn đủ tiêu chuẩn định lượng, ăn sạch, nóng và đúng giờ quy định.
Thực hiện kinh tế công khai trong ngày tháng.
Quân nhân đến ăn phải:
+Đúng giờ, đi ăn trườc hay sau giờ quy đinh phải được chỉ huy hoặc trực ban đơn vị đồng ý và báo trước cho nhà bếp.
+Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn đi theo đội ngũ.
+Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi. Ăn xong xếp gọc bát đũa trên mặt bàn trước khi rời nhà ăn.
-06 – Lau vũ khí, khí tài, trang bị:
Quân nhân được giao vũ khí, khí tài, trang bị phả ichấp hành chế độ lau hàng ngày, hàng tuần. Lau vũ khí, khí tài hàng ngày, hàng tuần do chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến hành, có sự hướng dẫn của nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
Tuân thủ đúng quy định, quy tắc tháo lắp. Mức độ tháo lau chùihàng ngày, hàng tuần theo quy định đối với từng loại vũ khí, khí tài. Lau xong khám súng, kiểm tra.
-07 – Thể thao tăng gai sản xuất:
Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị các đơn vị phải tổ chức tập thể thao và tăng gia sản xuất cài thiện đời sống. Thời gian từ 40 – 45 phút. Người chỉ huy phân chia luân phiêm trong tuần đảm bảo mọi quân nhân đều được tham gia.
-08 – Đọc báo , nghe tin:
Hàng ngày trước giờ học tập, sinh hoạt tối 15 phút quân nhân đều được đọc báo, nghe tin. Việc đọc báo, nghe tin chỉ tổ chức trong các ngày có sinh hoạt tối, còn các ngày khác cá nhân tự nghiên cứu.
-09 – Điểm danh, điểm quân số:
Trước giờ ngủ phải tiến hành điểm danh, điểm quân số. Trung đội điểm danh 2 lần / tuần, đại đội 1 lần / tuần. ( quân nhân tập họp đúng giờ, đúng trang phục, hô có, vắng mặt), điểm danh xong chỉ huy nhân xét và phổ biến công tác.
-10 – Ngủ, nghỉ:
Trươc giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các tiểu đội phải đôn đốc mọi người chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màn để ngủ đúng giờ ( giày, dép, quần áo,. . .). phải trật tự không làm ảnh hưởng dến giấc ngủ của người khác.
2-Chế độ trong tuần
-01 – Chào cờ, duyệt đội ngũ:
Cấp đại đội, tiểu đoàn và các phân đội học viên ở các học viện, nhà trường đào tạo sĩ quan sơ cấp trở xuống phải tổ chức chào cờ duyệt đội ngũ 1 lần vào sáng thứ 2 hàng tuần. Cấp trung đoàn, nhà trường khi đóng quân doanh trại tập trung, tổ chức chào cờ duyệt đội ngũ 1 lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng.
Cấp sư đoàn – thứ 2 tuần thứ 2 đầu tháng
Cấp dưới đã tham gia chào cờ trong đội hình cấp trên thì không tổ chức chào cờ nữa.
Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ theo quy định. Thời gian chà cờ lấy vào giờ hành chính. Hết giờ làm việc trực ban nội vụ đưa cờ xuống.
-02 – Thông báo chính trị:
1 giờ / ngày thứ hai / tuần ; cấp đại đội ( tiểu đoàn , sĩ quan ) 1 lần / tháng.
Nội dung thông báo chính trị do cán bộ chính trị phụ trách.
-03 – Tổng vệ sinh doanh trại:
Mỗi tuần, các đơn vị, cơ quan, nhà trường phải tổ chức làm tổng vệ sinh xung quanh doanh trại, trong ngoài nhà ăn, nhà làm việc, nhà kho, nhà vệ sinh, khơi thông cống rãnh để đảm bảo môi trường sạch đẹp. Thời gian 1 giờ.
V / Khen thưởng , xử phạt trong quân đội:
1-Mục đích, yêu cầu khen thưởng, xủ phạt:
-Mục đích khen thưởng, xử phạt nhằm động viên, phát huy mặt tốt, ngăn ngừa sai phạm, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, bào đảm cho quân nhân, mọi tổ chức trong quân đội hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, giữ nghiêm kỹ luật quân đội.
-Khen thưởng và xủ phạt nghiêm minh, chính xác, kịp thời, công bằng, dân chủ, công khai, đúng quyền hạn, đúng thủ tục.
-người chỉ huy các cấp phải kịp thời khen thưởng quân nhân, đơn vị lập thành tích và xử phạt những quân nhân vi phạm kỷ luật. Người chỉ huy phải chịu trách nhiệm về những đề nghị .. . .đơn vị thuộc quyền.
2-Căn cứ để khen thưởng và xử phạt:
-Chức trách, nhiệm vụ được giao.
-Thành tích đã lập được.
-Tính chất, mức độâ, tác dụng, ảnh hưởng của thành tích hoặc vi phạm.
-Hoàn cảnh khi lập thành tích, khi vi phạm và thái độ sau khi vi phạm.
3-Quyền hạn khen thưởng, xử phạt:
-Người chỉ huy tử a trưởng trở lên được quyên quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định khen thưởng và xủ phạt theo phân cấp.
-Người chỉ huy cấp trên được quyền sửa đổi hoặc bác bỏ quyết định khen thưởng , xử phạt, nếu xét thấy không đúng.
-Cơ quan chức năng các cấp có trách nhiệm giúp đỡ người chỉ huy đơn vị quản lý, theo dõi, xét duyệt khen thưởng và xử phạt trong đơnvị mình.
4-Trách nhiệm và quyền hạn của quân nhân trong việc khen thưởng và xử phạt.
-Phát hiện với người chỉ huy những quân nhân, đơn vị được khen hoặc cần xử phạt.
-Tham gia lựa chọn quân nhân xứng đáng được khen thưởng, phê bình kiểm điểm quân nhân phạm khuyết điểm theo quy định của tổ chức.
D/ KIỂM TRA KẾT THÚC BÀI
I-Mục đích yêu cầu:
1-Mục đích:
-Kiểm tra nhận thức học sinh, làm cơ sở đánh giá kết quả học tập.
-Nhằm khắc sâu, khả năng vận dụng của học snh.
-GV rút kinh nghiện trong bài giảng sau.
2-Yêu cầu:
-Kiểm tra đánh giá đúng kết quả, không chạy theo thành tích.
-Chấp hành nghiên quy chế kiểm tra
II-Nội dung kiểm tra:
-Quân nhân có nghĩa vụ và quyền lợi gì?
-Nêu chức trách chung của quân nhân trong QĐND VN?
-Quân nhân có những mối quan hệ gì? Nội dung phong cách quân nhân?
III- Thời gian kiểm tra: 5 – 7 phút
IV-Tổ chức và phương pháp kiểm tra:
1-Tổ chức:
-kiểm tra cá nhân
2-Phương pháp:
-Kiểm tra miệng
V/Thành phần và đối tượng kiểm tra:
1-Thành phần kiểm tra
GV- GDQP
2-Đối tượng kiểm tra
HS, lớp 10 THPT
VI-Địa điểm kiểm tra:
Lớp học
VII- Đảm bảo:
1-Đảm bảo lớp học:
-Bàn ghế theo quy định, bảng, phấn. . .
2-Đảm bảo cho giáo viên:
-Danh sách, bảng điểm, đáp án, giấy bút, sổ ghi chép.
3-Đảm bảo cho học sinh:
-Đồng phục, giấy bút, phương pháp kiểm tra.
File đính kèm:
- 1,2,3 lop10.doc