I. MỤC TIÊU:
· Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến tháng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử khối 4 - Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô quyền lãnh đạo (năm 938), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử:
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938)
I. MỤC TIÊU:
Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến tháng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2.(- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu).
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
- GV treo hình 1, trang 22 SGK lên bảng (nếu có) và hỏi : Em thấy những gì qua bức tranh trên ?
Giáo viên
Học sinh
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền
-GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền theo định hướng :
+ Ngô Quyền là người ở đâu ?
+ Ông là người như thế nào ?
+ Ông là con rể của ai ?
-GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
HĐ2: Trận Bạch Đằng
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận nhóm theo định hướng :
+Vì sao có trận Bạch Đằng ?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu ? Khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
+ Kết quả cuả trận Bạch Đằng ?
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
-GV tổ chức cho 2 – 3 HS thi tường thuật lại trận Bạch Đằng.
-GV nhận xét và tuyên dương HS tường thuật tốt.
HĐ3: Ýù nghĩa cuả chiến thắng Bạch Đằng
-GV hỏi : Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì ?
-Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghiã như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
-GV : Với chiến công hiển hách như trên, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền. Khi ông mất nhân dân ta xây
Lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm, Hà Tây.
-HS làm việc cá nhân để rút ra hỉeu biết về Ngô Quyền :
+ Ngô Quyền là người ở Đường Lâm, Hà Tây.
+ Ngô Quyền là người có tài, yêu nước.
+ Ông là con rể của Dương Đình Nghệ, người đã tập hợp quân dân ta đứng lên đánh đuổi bọn đô họâ Nam Hán, giành thắng lợi năm 931.
- 1 số HS nêu những hiểu biết của mình về Ngô Quyền, ngoài những thông tin trong SGK, HS có thể đưa thêm những thông tin mình tìm hiểu được.
-HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS thảo luận.
Kết quả thảo luận tốt :
+ Vì Kiều Công Tiên giết chết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù. Công Tiễn đã cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán đem quân sang xâm chiếm nước ta. Biết tin Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiên và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược
+ Trận Bạch Đằng diễn ra trên cưả sông Bạch Đằng, ở tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938.
+ Ngô Quyền đã dùng kế chon cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng để đánh giặc. ... Thuyền giặc cái thì thủng, cái vướng cọc nên không tiến không lùi được.
+Quân Nam Hán chết quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược cuả quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
-4 HS lần lượt báo cáo cho 4 nhóm, các HS khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS tường thuật trước lớp, có sử dụng tranh minh họa, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn tường thuật hay nhất.
-Sau chiến thắng Bạch Đằng, mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn tàn thời kỳ hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ cuả phong kiến phương Bắc và mở ra thơì kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.
3/ Củng cố, dặn dò: +Vì sao có trận Bạch Đằng ?
+ Kết quả cuả trận Bạch Đằng ?
GV tổng kết trò chơi và tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ cuối bài và chuẩn bị bài ôn tập.
File đính kèm:
- Chien thang Bach Dang.doc