Giáo án môn Lịch sử khối 4 - Bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Sau bài học, Hs nêu được:

· Sau khi Ngô Quyền mất nước, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lục phong kiến tranh giành quyền lực gây ta chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

· Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

· Các hình trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. Bản đồ Việt Nam.

· Phiếu học tập cho Hs.

· Hs sưu tầm các tư liệu về Đinh Bộ Lĩnh.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử khối 4 - Bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ TIẾT : 17 - TUẦN : 9 GIÁO VIÊN: NGUYỄN HỮU THANH BÀI: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN Ngày soạn : Ngày dạy : I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, Hs nêu được: Sau khi Ngô Quyền mất nước, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lục phong kiến tranh giành quyền lực gây ta chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968). II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. Bản đồ Việt Nam. Phiếu học tập cho Hs. Hs sưu tầm các tư liệu về Đinh Bộ Lĩnh. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIƠÍ THIỆU BÀI MỚI - Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi: + Nêu tên hai giai đọan lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? + Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? - Gv nhận xét và cho điểm Hs. - 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu. Hs cả lớp theo dõi và nhận xét. Gv giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hô. Thế nhưng, sau khi Ngô Quyền mất, đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh liên miên, nhân dân vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước. Vậy ai là người đã làm được điều này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Họat động 1: TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC SAU KHI NGÔ QUYỀN MẤT - Gv yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào? - Gv kết luận về tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất và nêu vấn đề: Yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước về một mối. - Hs làm việc cá nhân để tìm hiểu. Sau đó xung phong phát biểu ý kiến. Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên. Dân chúng phải đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, còn quân thù thì lăm le ngoài bờ cõi. Họat động 2: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN - Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 3 đến 4 Hs và yêu cầu Hs thảo luận theo nội dung như trong SGK. - Gv gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Gv nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, sau đó nêu yêu cầu: Dựa vào nội dung thảo luận, bạn nào có thể kể lại chiến công dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh? - Gv tuyên dương Hs kể tốt. - Hs làm việc theo nhóm. - Mỗi đại diện nêu ý kiến của nhóm mình về 1 câu hỏi, sau mỗi lần có Hs báo cáo, cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. - 1 đến 2 Hs kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ - Gv: qua bài học, em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ Lĩnh? - Gv kết luận: Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, lại có công lớn dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân. Chính vì thế mà nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của ông. Để tỏ lòng biết ơn ông, nhân dân ta đã xây dựng đền thờ ông ở Hoa Lư, Ninh Bình trong khu di tích cố đô Hoa Lư xưa (Gv treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu Hs chỉ tỉnh Ninh Bình). - Gv treo bản đồ Việt Nam và yêu cầu Hs chỉ tỉnh Ninh Bình. - Gv tổng kết giờ học, dặn dò hs về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau. - 3 đến 4 Hs phát biểu ý kiến về nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh. - Hs thực hiện yêu cầu của Gv trên bản đồ. - Một số hs lên bảng chỉ, Hs khác theo dõi và nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docDinh Bo Linh dep loan 12 su quan.doc
Giáo án liên quan