I. MỤC TIÊU
*KT: Biết sơ luợc về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
+Từ thế kỉ XVI,các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong.Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và ĐB Sông Cửu Long.
+Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diẹn tích canh tác ở những vùng hoang hóa,ruộng đất khai phá,xóm làng được hình thành và phát triển.
*KN: Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
*TĐ:Yêu lịch sử Việt Nam,yêu quê hương ,đất nước .
*HSKT:Biết sơ lược quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ ghi sẵn cau hỏi thảo luận
-Bản đồ VN.
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử khối 4 - Bài dạy: Cuộc khẩn hoang ở đàng trong (tuần 26), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: LỊCH SỬ
Bài dạy:CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG (tuần 26)
Lớp:4
MỤC TIÊU
*KT: Biết sơ luợc về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
+Từ thế kỉ XVI,các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong.Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và ĐB Sông Cửu Long.
+Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diẹn tích canh tác ở những vùng hoang hóa,ruộng đất khai phá,xóm làng được hình thành và phát triển.
*KN: Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
*TĐ:Yêu lịch sử Việt Nam,yêu quê hương ,đất nước .
*HSKT:Biết sơ lược quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ ghi sẵn cau hỏi thảo luận
-Bản đồ VN.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
15
15
2’
1’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Trịnh-Nguyễn phân tranh.
Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI,nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:
GV treo bản đồ VN:Đằng Trong được tính từ sông Gianh,đến thế kỉ XVIII vùng đất này được mở rộng đến hết vùng Nam Bộ ngày nay.Vì sao vùng đất Đàng Trong lại mở rộng như vậy.chúng ta cùng tìm hiểu qua bìa học hôm nay.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: Các Chúa Nguyến tổ chức khẩn hoang.
Giáo viên nêu câu hỏi.
Ai là lực lượng chủ yếu trong cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong?
Chính quyền Chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang?
Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu?
Người khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
-Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK, trình bày kết quả làm việc® Giáo viên nhận xét + chốt: công cuộc khẩn hoang của nhân dân Đàng Trong đã đạt kết quả như thế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
vHoạt động 2: Kết quả cuộc việc khẩn hoang.
-Gv treo bảng phụ có ghi sẵn bảng so sánh tình hình đất đai của Đàng Trong trước và sau cuộc khẩn hoang.
-Gv yêu cầu HS cả lớp đọc SGK và phát biểu ý kiến để hoàn thành bảng so sánh.
-Gv ghi các ý kiến đúng vào bảng so sánh để có bảng như sau:
(Phụ lục)
-Gv yêu cầu Hs dựa vào bảng nêu lại kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
-GV hỏi:
+Cuộc sống chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì?
5. Tổng kết - dặn dò:
Học bài.
Chuẩn bị: “Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII”
Nhận xét tiết học
Hát
Hoạt động lớp.
2 học sinh nêu.
-Lắng nghe
-HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+Nông dân,quân lính và gia đình của họ.
+Cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ.
+Phú Yên,Khánh Hòa,Nam Trung Bộ,Tây Nguyên,Sông Cửu Long.
+Lập làng lập ấp,vỡ đất để trồng trọt,chăn nuôi,buôn bán.
-Hs trình bày kết quả trước lớp.
-Lắng nghe
-Hs đọc bảng so sánh
-Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+Cuộc khẩn hoang đã làm cho bờ cõi đất nước được phát triển,diện tích đất nông nghiệp tăng,sản xuất nông nghiệp phát triển,đời sống nhân dân ấm no hơn.
+HS trả lời:Nền văn hóa của các dân tộc hòa vào nhau,bổ sung cho nhau tạo nên nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam,một nền văn hóa thống nhất và có nhiều bản sắc.
PHỤ LỤC
Tiêu chí so sánh
Tình hình Đàng Trong
Trước khi khẩn hoang
Sau khi khẩn hoang
Diện tích đất
Đến hết vùng Quảng Nam
Mở rộng đến hết đồng bằng sông Cửu Long
Tình trạng đất
Hoang hóa nhiều
Đất hoang giảm,đất trồng trọt đựoc sử dụng tăng
Làng xóm,dân cư
Làng xóm ,dân cư thưa thớt
Có thêm làng xóm và ngày càng trù phú.
File đính kèm:
- CUOC KHAN HOANG O DANG TRONG tuan 26.doc