I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
HS biết
- Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời cách đây khoảng bảy trăm năm trước công nguyên .
- Biết sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết .
2.Kĩ năng:
- HS mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
3.Thái độ:
- HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
II Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK phóng to
- Phiếu học tập
- Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Tring Bộ .
- Bảng thống kê ( chưa điền )
35 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tuần 3 đến tuần 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
GV tổng kết: Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần. Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn cho triều đại nhà Trần
- Chuẩn bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên .
HS trả lời
HS nhận xét
- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê . Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh ảnh
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp , nông nghiệp phát triển .
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước , củng cố đê điều
SGK
Tranh ảnh
Các ghi nhận, lưu ý :
Môn: Lịch sử Tuần : 16
Ngày :
CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS biết:
- Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
2.Kĩ năng:
- Nêu được một số mưu kế để giết giặc của vua tôi nhà Trần.
3.Thái độ:
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung va quân dân nhà Trần nói chung .
II Đồ dùng dạy học :
- Tranh giáo khoa .
- Phiếu học tập của HS .
- Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
12phút
10phút
8 phút
4 phút
Khởi động:
Bài cũ : Nhà Trần cà việc đắp đê
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ?
- Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long , vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ?
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Phát phiếu học tập cho HS :
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần đừng lo”
+ Điện Diên Hồng đã vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “ “
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “ phơi ngoài nội cỏ , gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng “ .
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “ “
- GV nhận xét và chốt ý: Từ vua đến tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của nhân dân ta.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
Việc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao đúng? (hoặc vì sao sai?)
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
Củng cố - Dặn dò:
- Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông Nguyên?
- Chuẩn bị bài: Nước ta cuối thời Trần .
- Điền vào chỗ trống ( ) cho đúng câu nói , câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần .
=> Trình bày tình thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần .
- Đọc đoạn : “ Cả ba lần xâm lược nước ta . “
- HS thảo luận .
- Đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương; vũ khí và lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu .
Phiếu
Tranh ảnh
SGK
Các ghi nhận, lưu ý :
Môn: Lịch sử Tuần : 17
Ngày :
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS nắm được:
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV.
- Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .
2.Kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện suy yếu của nhà Trần
3.Thái độ:
- Luôn chăm lo bảo vệ và xây dựng đất nước.
II Đồ dùng dạy học :
- SGK
- Phiếu học tập của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
8 phút
8 phút
8 phút
5 phút
Khởi động:
Bài cũ: Cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông Nguyên
Ba lần quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, nhà Trần đã có kế sách như thế nào?
Kết quả ra sao?
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm . Nội dung phiếu :
+ Vào nửa sau thế kỉ XIV :
- Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
- Những kẻ có quyền thế đối với dân ra sao?
- Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
- Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
- Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Trình bày tình hình nước ta từ giữa thế kỉ XIV, dưới thời nhà Trần như thế nào?
GV chốt ý
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
+ GV cho HS thảo luận 3 câu hỏi :
- Hồ Quý Ly là ai?
- Ông đã làm gì?
Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp với lòng dân ? Vì sao?
Củng cố - Dặn dò:
- Nêu các biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
- Hồ Quý Ly đã làm gì để lập nên nhà Hồ?
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Chi Lăng
HS trả lời
HS nhận xét
- Vua quan ăn chơi sa đọa, vua bắt dân đào hồ trong hoàng thành, chất đá & đổ nước biển để nuôi hải sản
- Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu; đê điều không ai quan tâm
- Bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nhà phải bán ruộng, bán con, xin vào chùa làm ruộng để kiếm sống
- Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh; một số quan lại thì tỏ rõ sự bất bình
- Quân Chiêm quấy nhiễu, nhà Minh hạch sách
+ Đại diện các nhóm trình bày tình hình nuớc tas dưới thời nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV .
- Là 1 vị quan đại thần, có tài
- Tiến hành một số cải cách về kinh tế, tài chính & xã hội để ổn định đất nước
- Hành động truất quyền vua là hợp với lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đoạ , làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly có nhiều cải cách tiến bộ .
Phiếu học tập
SGK
Các ghi nhận, lưu ý :
Môn: Lịch sử Tuần :20
Ngày :
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:
- HS hiểu trận Chi Lăng có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2.Kĩ năng:
- HS nắm được diễn biến của trận Chi Lăng và có thể thuật lại bằng ngôn ngữ của mình
3.Thái độ:
- Cả phục sự thông minh , sáng tạo trong cách đành giặc của ông cha ta qua trận Chi Lăng .
II Đồ dùng dạy học :
- Hình trong SGK phóng to .
- Phiếu học tập của HS .
- SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐDDH
1 phút
5 phút
6 phút
6 phút
11phút
7 phút
4 phút
Khởi động:
Bài cũ: Nước ta cuối thời Trần
Đến giữa thế kỉ thứ XIV, vua quan nhà Trần sống như thế nào?
Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ có hợp lòng dân không? Vì sao?
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng : Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hoà, mặt khác bí mật sai người về nước xin cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
Hoạt động2: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của Ải Chi Lăng.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận nhóm
+ Khi quân Minh đến trước aÛi Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của kị quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh nhà Minh thua trận như thế nào?
Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp
+ Nêu câu hỏi cho HS thảo luận .
- Trong trận Chi Lăng , nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
- Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh và nghĩa quân ra sao ?
Củng cố - Dặn dò:
- Trận Chi Lăng chứng tỏ sự thông minh của nghĩa quân Lam Sơn ở những điểm nào?
- Chuẩn bị bài: Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước
HS trả lời
HS nhận xét
- HS quan sát hình 15 và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh Ải Chi Lăng
- HS thảo luận nhóm .
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu nhử Liễu Thăng cùng đám quân kị vào ải
Ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân đang lũ lượt chạy bộ
Kị binh nhà Minh lọt vào giữa trận địa “mưa tên”, Liễu Thăng & đám quân bị tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị một mũi tên phóng trúng ngực
Bị phục binh của ta tấn công, bị giết hoặc quỳ xuống xin hàng.
- Dựa vào dàn ý trên thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng .
Nghĩa quân Lam Sơn dựa vào địa hình và sự chỉ huy tài giỏi của Lê Lợi .
- Quân Minh đầu hàng, rút về nước.
SGK
Tranh
Phiếu
Các ghi nhận, lưu ý :
File đính kèm:
- LS4 ca nam 3 cot.doc