I/ MỤC TIÊU
- HS biết ở thế kỉ XVI – XVII, nhà Nguyễn đã phát động một cuộc di dân từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc di dân đã dần dần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt.
- Nhân dân các dân tộc Việt Nam sống rất hoà hợp với nhau.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, trường, địa phương, phù hợp với khả năng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bìa màu, VBT, SGK, bản đồ Việt Nam.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
I/ Mục tiêu
- HS biết ở thế kỉ XVI – XVII, nhà Nguyễn đã phát động một cuộc di dân từ sông Gianh trở vào Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc di dân đã dần dần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt.
- Nhân dân các dân tộc Việt Nam sống rất hoà hợp với nhau.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở lớp, trường, địa phương, phù hợp với khả năng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bìa màu, VBT, SGK, bản đồ Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Nguyên nhân dẫn đến việc chia cắt đất nước ta ở thế kỉ XVI?
? Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây hậu quả như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII
- Yêu cầu HS đọc SGK (55)
? Xác định địa phận của Đàng Trong?
? Do dâu người dân đến đây lập làng sinh sống?
- HS nêu ý kiến và nhận xét.
- Từ sông Gianh trở vào Quảng Nam đến Nam Bộ ngày nay.
- Đất hoang nhiều, những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc di cư vào đây khai phá, làm ăn.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- HS theo nhóm bàn đọc nội dung bài (55, 56) và cho biết:
? Lực lượng chủ yếu đi khẩn hoang ở Đàng Trong là những ai?
? Để giúp dân khẩn hoang, chúa Nguyễn đã làm gì?
? Đoàn người đã đi đến những đâu để khẩn hoang?
? Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến?
- HS đại diện nêu ý kiến. HS khác bổ sung.
- Nông dân, binh lính, tù nhân.
- Cấp lương thực nửa năm, cấp 1 số nông cụ.
- Phú Yên – Khánh Hoà, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đến tiến sâu vào ĐB Sông Cửu Long.
- Lập làng, lập ấp mới, vỡ đất trồng trọt, chăn nuôi.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc thông tin (56)
? Những kết quả của cuộc khẩn hoang là gì?
*Kết luận: Cuộc khẩn hoang đã giúp cho lãnh thổ được mở rộng, nhiều văn hoá các dân tộc được hội nhập, có bản sắc
- S mở rộng đến ĐBNB
- Nhiều dân tộc sống hoà thuận.
3/ Củng cố, dặn dò
- HS đọc “Bài học” – SGK (56)
- GV nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- Lich su 4 tuan 26.doc