Giáo án môn Lịch sử 4 - Tuần 25 đến tuần 28

I.Mục tiêu:

- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:

+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắt triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nguyên nhân của việc chia cắt cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của hai phe phái phong kiến.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu học tập của HS

- Lược đồ địa phận Bắt triều,Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc13 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tuần 25 đến tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động 1. Hoạt động 2: Kết quả của cuộc khẩn hoang - Treo bảng phụ kẻ sẵn bảng so sánh tình hình đất đai ở Đàng Trong trước và sau cuộc khẩn hoang. - Yêu cầu HS cả lớp đọc SGK và phát biểu ý kiến để hoàn thành bảng so sánh. - GV ghi các ý kiến đúng vào bảng so sánh. - Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu lại kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong. - Hỏi: Cuộc sông chung giữa các dân tộc phía Nam đã đem lại kết quả gì? C. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS nhận phiếu và thảo luận để hoàn thành phiếu. - 1 nhóm HS đại diện báo cáo trước lớp. HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS đọc bảng so sánh và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - HS phát biểu. - Hs trả lời câu hỏi. TUẦN 26 Thứ tư, ngày 3 tháng 3 năm 2010 Địa lí DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. Mục tiêu: Giúp HS - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung: + Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát, đầm phá. + Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa và bão dễ gây ngập lụt ; có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh. - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung. - Các tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung. III. Các hoạt động dạy - học Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Hổ trợ ĐB A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ hai vùng ĐBBB và ĐBNB. - Yêu cầu HS cho biết các dòng sông nào bồi đắp lên các vùng đồng bằng rộng lớn đó. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung. 2, Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. - Treo và giới thiệu lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Y/C HS quan sát lược đồ và cho biết: Có bao nhiêu dải đồng bằng ở duyên hải miền Trung? - Y/C 1HS lên chỉ trên lược đồ và gọi tên. - Y/C HS thảo luận nhóm, cho biết: + Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này? + Em có nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng. - Yêu cầu HS quan sát trên lược đồ, cho thấy các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này lan đến đâu? - Hỏi: Ở các vùng đồng bằng này có nhiều cồn cát cao, do đó thường có hiện tượng gì xãy ra ? + Để ngăn chặn hiện tượng này, người dân ở đây phải làm gì ? - GV nhận xét ý kiến của HS và kết luận. Hoạt động 2: Bức tường cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung. - Yêu cầu HS quan sát trên bản đồ cho biết dãy núi nào đã cắt ngang dải đồng bằng duyên hải miền Trung ? - Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ dãy Bạch Mã và đèo Hải Vân. Hoạt động 3: Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau như thế nào ? + Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu ? + Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không ? - Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. C. Củng cố - Dặn dò - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. - Nhận xét, dặn dò HS. - GV kết thúc bài học. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Quan sát và trả lời: Có 5 dải đồng bằng. - 1HS lên bảng thực hiện. - HS thảo luận, trao đổi. - Quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi. - Quan sát, trả lời câu hỏi. - 1HS lên bảng thực hiện. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi. - 3HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ. TUẦN 27 Thứ hai, ngày 8 thánh 3 năm 2010 Lịch sử THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII I. Mục tiêu - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,) - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu học tập cho từng HS. - Các hình minh hoạ trong SGK. - Bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy - học Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Hổ trợ ĐB A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi của bài 22. - Nhận xét, cho điểm từmg HS. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài: Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII. 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An – ba thành phố lớn thế kỉ XVI – XVII. - Tổ chức cho HS làm việc với phiếu bài tập. + Phát phiếu bài tập cho HS. +Yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành phiếu. + Theo dõi và giúp đở những HS gặp khó khăn. + Yêu cầu một số đại diện HS báo cáo kết quả làm việc. + GV tổng kết và nhận xét bài làm của HS. - Tổ chức cho HS thi mô tả về các thành thị lớn ở thế kỉ XVI – XVII. Hoạt động 2: Tình hình nước ta thế kỉ XVI – XVII. - Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi: Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình nước ta thời đó? C. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 3HS thực hiện yêu cầu. - Làm việc cá nhân với phiếu bài tập. + Nhận phiếu + Đọc SGK và hoàn thành phiếu. + 3 HS báo cáo. - HS trao đổi và phát biểu ý kiến. TUẦN 27 Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2010 Địa lí NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I. Mục tiêu - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trình bày được một số nét tiêu biểu vè hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, dánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, - Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung. - Trnh, ảnh như SGK. - Bảng phụ ghi các câu hỏi. III. Các hoạt động dạy - học Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Hổ trợ ĐB A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS lên bảng đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ. - Yêu cầu HS nêu đặc điểm của ĐBDH miền Trung. - Nhận xét, cho điểm từng HS. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động tìm hiểu bài Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông - Giới thiệu: ĐB DHMT tuy nhỏ hẹp song có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc. - Yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh: 1.So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn. 2. So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung với ở vùng ĐBBB và ĐBNB. - Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trên. - Hỏi: Người dân ở ĐB DHMT là người dân tộc nào? - GV giới thiệu về người ở ĐB DHMT. - Yêu cầu HS quan sát hình 1&2, nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh. - GV nhấn mạnh về trang phục của người dân Hoạt động2: Hoạt động sản xuất của người dân. - Yêu cầu HS quan sát các hình 3 đến hình 8 trong SGK và đọc ghi chú các hình. - Hỏi: Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐB DHMT, hãy cho biết người dân ở đây có những ngành nghề gì? - Yêu cầu HS kể tên một số cây được trồng. - Yêu cầu HS kể tên một số loại con cật nuôi nhiều ở ĐB DHMT. - Yêu cầu HS kẻ tên một số loài thuỷ sản được nuôi trồng ở ĐB DHMT. - GV nhấn mạnh Hoạt động 3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở ĐB DHMT. - Yêu cầu HS nhắc lại các nghề chính ở ĐB DHMT. - Nhấn mạnh: Đây là nghề thuộc nhóm ngành nông- ngư nghiệp. -Hỏi: Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - GV nhấn mạnh. C. Củng cố - Dặn dò - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. - Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về ĐB DHMT. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện - 2 HS trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát và nhận xét. - HS trả lời, HS khác bổ sung. - HS phát biểu. - Lắng nghe. - Quan sát hình và nêu nhận xét. - 6 HS lần lượt đọc to trước lớp. - HS trả lời. - HS kể: Cây lúa, mía, lac,... - HS kể: trâu ,bò, - HS kể: cá, tôm, - Lắng nghe. - HS trả lời: Nghề trồng trọt, chăn nuôi, nghề đánh bắt thuỷ sản, nghề làm muối - Trả lời: Do ở gần biển, do có đất phù sa, - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Lắng nghe. - 2 HS đọc phần ghi nhớ. TUẦN 28 Thứ hai, ngày 15 tháng 3 năm 2010 Lịch sử NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786) I. Mục tiêu - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786): + Sau khi lập đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đỗ chính quyền họ Trịnh (năm 1786). + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu viêc thống nhất đất nước. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu học tập cho HS. - Bản đồViệt Nam. III. Các hoạt động dạy - học Thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học Hổ trợ ĐB A.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 23. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (1786) 2. Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra bắc tiêu diệt chúa Trịnh. - Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập. + GV phát phiếu học tập cho HS. + GV theo dõi và giúp đỡ những HS gặp khó khăn. + GV gọi HS báo cáo kết quả làm việc. + GV kết luận về bài làm đúng. - Yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu để trình bày lại cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn. - Tuyên dương những HS trình bày tốt. Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ - Tổ chức cho HS kể những mẩu chuyện, tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. - GV và HS cả lớp theo dõi để bình chọn bạn kể hay nhất. - Tổng kết cuộc thi. 3. Củng cố - Dặn dò - Tổng kết giờ học. Dặn HS về nhà học bài. - 2 HS thực hiện yêu cầu. - Làm việc cá nhân với phiếu học tập. - HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả. - Hs trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Mỗi tổ HS cử 1 đại diện tham gia cuộc thi.

File đính kèm:

  • docLICH SU DIA LI 4 Tuan 25 28.doc
Giáo án liên quan