I/Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ, trong triều, một số quan lại bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ nông dân và nô tỳ nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần nhà Hồ.
- Trước sự suy yếu của nhà Trần. Hồ quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà hồ và đổi tên là nước là Đại Ngu
II/Đồ dùng:Phiếu học tập
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tuần 19 đến tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 5 tháng 1năm 2011
TUẦN 19
LỊCH SỬ
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I/Mục tiêu:
Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ, trong triều, một số quan lại bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ nông dân và nô tỳ nổi dậy đấu tranh.
Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần nhà Hồ.
Trước sự suy yếu của nhà Trần. Hồ quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà hồ và đổi tên là nước là Đại Ngu
II/Đồ dùng:Phiếu học tập
III/Hoạt động dạy học.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
*HĐ1:Tình hình đất nước cuối thời Trần.
-Vua quan nhà trần sống như thế nào?
-Những kẻ có quyền đối xử với dân ra sao ?
-Cuộc sống của nhân ntn?
-Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
Nguy cơ ngoại xâm ntn?
HĐ2::-Nhà Hồ thay thế nhà Trần
Em biết gì về Hồ Quý Ly?
_Triều Trần chấm dứt năm nào? Tiếp nối triều đại nào ?
_Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta ra khoỉ tình trạng khó khăn?
-Theo em Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay sai?vì sao?
-Theo em vì sao nhà Hồ lại không chống lại quân xâm lược nhà Minh?
C. /Củng cố-dặn dò
-Nhận xét tiết học
-HS xem bài :Chiến thắng Chi Lăng
-HS hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày
-ăn chơi sa đoạ
-Ngang nhiên vơ vét
-Vô cùng cực khổ
-Nổi dậy đấu tranh
-Phía nam quân Chăm pha quấy nhiễu, phía bắc nhà Minh hạch sách đủ điều
-Hồ Quý Ly là ngưòi c ó tài của nhàTrần
Năm 1400, là triều đại nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu thay nhà Trần
-Hồ Quý Ly thay thế các quan.chữa bệnh cho nhân dân
-Là đúng
-HS giải thích lý do
-Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội..đoàn kết của các tầng lớp xã hội.
-Học sinh đọc
Thứ tư ngày 12 tháng 01 năm 2011
TUẦN 20
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. Mục tiêu :
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn( Tập trung vào trận Chi Lăng )
+Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh. Trận Chi lăng là một trong nhưũng trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông quan của quân minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập
+ Thua trận ở Chi lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng , rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế( 1428 ), mở đầu thời Hậu Lê
Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi
II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Phóng to hình trong SGK - Phiếu học tập cho học sinh
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra
Nêu tình hình nước ta cuối thời Trần? :
-Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta ra khoỉ tình trạng khó khăn?
-Theo em vì sao nhà Hồ lại không chống lại quân xâm lược nhà Minh?
B. Bài mới :
HĐ1:- Bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng :
-HD quan sát lược đồ trận chi lăng và tìm hiểu qua một số câu hỏi ở Sgv
HĐ2: Thuật lại được trận Chi Lăng
N1 : Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
N 2 : Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
N3 : Kị binh của nhà Minh đã thua trận ra sao ?
N4 : Bộ binh nhà Minh thua trận như thế nào ?
Cho hs dựa vào dàn ý trên thuật lạidiễn biến của trân Chi lăng
HĐ3: Kết quả, ý nghĩa của trận đánh
Nêu kết quả của trận chi lăng?
+ Trong trận Chi Lăng nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?
- Theo em chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
3. Củng cố :
- Giáo viên tổ chức cho HS giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi
- Bài sau : Nhà hậu Lê và việc quản lý đất nước.
- 3 HS trả lời
- HS lắng nghe, theo dõi kỹ bối cảnh dẫn đến trận chiến.
HS qs lược đồ
HS thảo luận nhóm- trình bày
N 1 : Khi quân Minh đến cửa ải Chi Lăng kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhữ Liễu Thăng cùng đám
N2 : Kỵ binh ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy
N 3 : Hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao phóng tới - Liễu Thăng bị giết
N 4 : Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ 2 bên sườn núi, lòng khe xông ra tấn công
-Quân ta đại thăng, .Liễu Thăng chết ngay tại trận
-..biết dựa vào địa hình ,để bày binh bố trận,dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại
-Quân Minh phải đầu hàng rút về nước
- Trận Chi Lăng đã đập tan mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh - Quân Minh phải đầu hàng rút về nước. Nước ta hoàn toàn độc lập Lê Lợi lên ngôi hoàng để mở đầu thời Hậu Lê.
HS nêu
Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
TUẦN 21
LỊCH SỬ
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu:
- Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: Soạn Bộ luật Hồng Đức ( nắm những nội dung cơ bản ) vẽ bản đồ đất nước.
II.Đồ dùng dạy học: - Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê. - Phiếu học tập cho HS
- Các hình minh họa trong SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:-
2. Bài mới:
HĐ1: Làm việc nhóm
GV gt một số nét khái quát về thời Hậu lê
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
+Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
- Vậy, cụ thể việc quản lí đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.
- Dựa vào sơ đồ, tranh minh họa số 1, và nội dung SGK hãy tìm những sự việc thể hiện dưới triều Hậu Lê,vua là người có uy quyền tối cao.
HĐ 2: Làm việc lớp
*Bộ luật Hồng Đức
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Để quản lí đất nước , vua Lê Thánh Tông đã làm gì?
- Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức?
* Gọi là bản đồ Hồng Đức, Bộ luật Hồng Đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông,lúc ở ngôi,nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức(1470- 1497).
- Nêu những nội dung chính của Bộ luật Hồng Đức.
- Theo em,với những nội dung cơ bản như trên,Bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước?
- Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
3.Củng cố,dặn dò:
- GV tổng kết giời học,yêu cầu HS về nhà học bài,làm các bài tập tự đánh giá kết quả học.
- Bài sau : Trường học thời Hậu Lê.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS đọc thầm SGK, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi của GV:
+Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428,lấy tên nước là Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Long.
+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ thứ X.
+Dưới triều Hậu Lê,việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
- HS quan sát sơ đồ,và về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Lê.
- Vua là người đứng đầu nhà nước , có quyền tuyệt đối , mọi quyền tuyệt đối,mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua,vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
- Để quản lí đất nước,vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức,đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.
- HS trả lời theo hiểu biết
Nội dung cơ bản của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của nhà vua,quan lại,địa chủ;bảo vệ chủ quyền của quốc gia;giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc;bảo vệ một số quyền lợi của phụ nư.
- BLHĐ là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước.Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền,phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc,toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.
TUẦN 22
Lịch sử : NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào?- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được bộ máy nhà nước qui củ và quản lí đất nước chặt chẻ
Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật
II. Đồ dùng dạy - học:
- Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê. Một số điểm của bộ luật Hồng Đức
III. Hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ:
Thuật lại trận chiến thắng Chi Lăng?
Nêu kết quả và ý nghĩa?
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê
Đọc bài SGK - Thảo luận nhóm 4
N1,2- Nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
N3 Vì sao triều đại này gọi là Triều Hậu Lê?
N4 Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
Giới thiệu sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tìm những sự việc thể hiện dưới Triều Hậu Lê vua là người có uy quyền cao?
Hoạt động 2: Bộ luật Hồng Đức
HS thảo luận nhóm theo định hướng sau :
Để quản lí đất nước vua Lê Thánh Tông đã làm gì?
Nêu những nội dung chính của Bộ Luật Hồng Đức?
Bộ luật Hồng Đức có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước?
Bộ Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
Chốt nội dung bài.
3.Củng cố và dặn dò:
- GV tổ chức cho HS giới thiệu các thông tin sưu tầm được về Bộ Luật Hồng Đức
- Qua bài học này các em có suy nghĩ gì ?- Tổng kết, giáo dục tư tưởng.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Thảo luận nhóm 4, suy nghĩ trả lời
- Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
HS xem sơ đồ
- Lớp đọc thầm SGK
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Trao đổi nhóm đôi. Nhận xét
- HS nhắc lại kết luận.
HS cá nhân trả lời theo suy nghĩ.
File đính kèm:
- T19-22.doc