I . MỤC TIÊU
-Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
-Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
-Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
-Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
17 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Trường Tiểu học Lạc Đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời 2 câu hỏi cuối bài 10.
BÀI MỚI
Hoạt động 1:
LÝ THƯỜNG KIỆT CHỦ ĐỘNG TẤN CÔNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Năm 1072 ... rồi rút về nước”.trả lời câu hỏi
Hoạt động 2:
TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG NHƯ NGUYỆT
- Gv treo lược đồ kháng chiến, sau đó trình bày diễn biến trước lớp.
- Gv hỏi lại Hs để các em nhớ và xây dựng các ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Tống
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và trình bày lại diễn biến của cuộc kháng chiến cho nhau nghe.
- Gv gọi đại diện Hs trình bày trước lớp
Họat động 3:
KẾT QUẢ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “sau hơn ba tháng ... Nền độc lập của nước ta được giữ vững”. Trả lời câu hỏi
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*** & ***
Thứ ngàythángnăm 2009
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(Từ năm 1226 đến năm 1400)
³
Bài 12: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
( THỜI GIAN DỰ KIẾN :40 PHÚT )
I/ MỤC TIÊU:
Biết được rằng sau nhà Lí là nhà Trần , kinh đơ vẫn là Thang Long , tên nước vẫn là Đại Việt .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Hình minh học trong SGK.
Phiếu học tập cho Hs.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI MỚI:
Hoạt động 1:
HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NHÀ TRẦN
- Hs đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ XII ... Nhà Trần được thành lập” & TLCH
- Gv kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần đã làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước
Hoạt động 2:
NHÀ TRẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
- Gv tổ chức cho Hs làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập trong SGK
- Gv kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv gọi Hs đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*** & ***
Thứ ngàythángnăm 2009
Lịch sử
Bài 13: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
( THỜI GIAN DỰ KIẾN :40 PHÚT )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nơng nghiêp .
Nhà Trần quan tâm tới việc đắp đê phịng lũ .
Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lũ ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh ảnh minh họa trong SGK (phóng to, nếu có điều kiện).
Phiếu học tập cho Hs.
Bản đồ tự nhiên Việt Nam (loại khổ to).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI MỚI
Hoạt động 1:
ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA VÀ TRUYỀN THỐNG CHỐNG LỤT CỦA NHÂN DÂN TA
Gv yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2:
NHÀ TRẦN TỔ CHỨC ĐẮP ĐÊ CHỐNG LỤT
Gv yêu cầu Hs đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
Hoạt động 3:
KẾT QUẢ CÔNG CUỘC ĐẮP ĐÊ CỦA NHÀ TRẦN
Gv yêu cầu Hs đọc SGK và hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- Gv kết luận: “dưới thời Trần ... phát triển” (SGK/39).
Hoạt động 4:
LIÊN HỆ THỰC TẾ
- Gv yêu cầu Hs trả lời câu hỏi: Địa phương em có sông gì? Nhân dân địa phương đã cùng nhau đắp đê, bảo vệ đê như thế nào?
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Dặn dò hs về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*** & ***
Thứ ngàythángnăm 2009
Lịch sử
Bài 14: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
( THỜI GIAN DỰ KIẾN :40 PHÚT )
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được một số sự kiện tiêu biểu vể ba lân chiến thắng quân xâm lược Mơng –Nguyên , thể hiện :
Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần .
Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Phiếu học tập cho Hs.
Hình minh họa SGK, phóng to nếu có điều kiện.
Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản (Gv và Hs cùng sưu tầm).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Hoạt động 1:Ý CHÍ QUYẾT TÂM ĐÁNH GIẶC CỦA VUA TÔI NHÀ TRẦN
- Gv gọi 1 Hs đọc SGK từ “Lúc đó, quân Mông – Nguyên đang tung hoành khắp châu Âu và châu Á ... các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “Sát Thát” (giết chết giặc Nguyên).
- Gv nêu câu hỏi: Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc
- KL: Cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông – Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách gì để đánh giặc? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 2:KẾ SÁCH ĐÁNH GIẶC CỦA VUA TÔI NHÀ TRẦN VÀ KẾT QUẢ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
- Gv tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm với định hướng: Hãy cùng đọc SGK và trả lời câu hỏi
Hoạt động 3:TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC TRẦN QUỐC TOẢN
Gv tổ chức cho Hs cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- Gv tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản (xem mục tài liệu tham khảo dành cho GV ở cuối bài này)
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò hs về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*** & ***
Thứ ngàythángnăm 2009
Bài 15: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
( THỜI GIAN DỰ KIẾN :40 PHÚT )
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, Hs có thể:
Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần.
Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ.
Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Phiếu học tập cho Hs.
Tranh minh họa như SGK (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài mới:
- Gv gọi 3 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi cuối bài 14.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs
Hoạt động 1:TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC CUỐI THỜI TRẦN
Gv tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm:
+ Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 Hs.
+ Phát phiếu học tập cho Hs và yêu cầu Hs thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
Hoạt động 2:NHÀ HỒ THAY THẾ NHÀ TRẦN
- Gv yêu cầu Hs đọc SGK từ “Trước tình hình phức tạp và khó khăn ... Nước ta bị nhà Minh đô hộ”.
- Gv lần lượt hỏi các câu hỏi
Gv kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạnh khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gv hỏi: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại phong kiến (Gợi ý: Vì sao các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, ... đều có công lớn với đất nước nhưng đều sụp đổ?)
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*** & ***
File đính kèm:
- lichu9T115.doc