I. MỤC TIÊU :
- HS biết : Vị trí địa lí , hình dáng của đất nước ta . Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử , một Tổ quốc . Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí .
- Trình bày được các nội dung của bài .
- Yêu thích tìm hiểu Lịch sử , Địa lí của đất nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN , bản đồ hành chính VN .
- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Không có .
3. Bài mới : (27’) Môn Lịch sử và Địa lí .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
63 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Trường tiểu học An Phước A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uân ra Bắc đánh quân Thanh .
- Đưa ra các mốc thời gian :
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)
+ Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (1789)
+ Mờ sáng ngày mồng 5
Hoạt động 2 :
MT : HS nắm ý nghĩa chiến thắng quân Thanh .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
ĐDDH : - Phiếu học tập .
Hoạt động lớp .
- Kể vài mẩu chuyện về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh .
- Hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh .
- Chốt lại : Ngày nay , cứ đến mồng 5 Tết , ở Gò Đống Đa , nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
TUẦN : 30
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 30
Môn : Lịch sử
Bài : NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA
CỦA VUA QUANG TRUNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết : Một số chính sách về kinh tế , văn hóa của vua Quang Trung .
2. Kĩ năng: Kể được một số chính sách về kinh tế , văn hóa của vua Quang Trung ; nêu được tác dụng của các chính sách đó .
3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Thư Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp .
- Các bản chiếu của vua Quang Trung .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Quang Trung đại phá quân Thanh .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
. Hoạt động 1 :
MT : HS nắm những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
ĐDDH : - Thư Quang Trung gửi Nguyễn Thiếp .
- Các bản chiếu của vua Quang Trung .
Hoạt động lớp , nhóm
- Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả làm việc .
- Trình bày tóm tắt tình hình nước ta trong thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh : ruộng đất bị bỏ hoang , kinh tế không phát triển .
- Phân nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nêu nội dung và tác dụng của các chính sách đó .
- Kết luận : Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông ; đúc tiền mới ; yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa ; mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán .
Hoạt động 2 :
MT : HS nắm những chính sách về văn hóa của vua Quang Trung .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
ĐDDH : SGK .
Hoạt động lớp .
- Chữ Nôm là chữ của dân tộc . Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc .
- Đất nước muốn phát triển được cần phải đề cao dân trí , coi trọng việc học hành .
- Trình bày việc vua Quang Trung coi trọng chữ Nôm , ban bố Chiếu lập học .
- Hỏi HS :
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?
+ Em hiểu câu Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu như thế nào ?
- Trình bày sự dang dở của các công việc mà vua Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua Quang Trung .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
TUẦN : 31
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 31
Môn : Lịch sử
Bài: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào , kinh đô đóng ở đâu , một số ông vua đầu thời Nguyễn . Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc , chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình .
2. Kĩ năng: Trình bày được các vấn đề nêu trên .
3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Nhà Nguyễn thành lập .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 :
MT : HS nắm hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
ĐDDH : SGK .
Hoạt động lớp .
- Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Anh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn .
- Tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Anh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .
- Thông báo : Nguyễn Anh lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu là Gia Long , chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .
Hoạt động 2 :
MT : HS nắm những chính sách hà khắc của nhà Nguyễn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
ĐDDH : Một số điều luật của Bộ luật Gia Long .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm cử người báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp .
- Cung cấp cho HS một số điểm trong bộ luật Gia Long để các em chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét : nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua .
- Hướng HS đến kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
TUẦN : 32
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết :32
Môn : Lịch sử
Bài: KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết : Sơ lược về quá trình xây dựng , sự đồ sộ , vẻ đẹp và lăng tẩm ở kinh thành Huế .
2. Kĩ năng: Trình bày được các vấn đề nêu trên .
3. Thái độ: Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hóa thế giới .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình SGK phóng to .
- Một số hình ảnh về kinh thành , lăng tẩm ở Huế .
- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Nhà Nguyễn thành lập .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Kinh thành Huế .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 :
MT : HS nắm quá trình ra đời của kinh đô Huế .
PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại .
ĐDDH : - Hình SGK phóng to .
- Một số hình ảnh về kinh thành , lăng tẩm ở Huế .
Hoạt động lớp .
- Đọc đoạn Nhà Nguyễn kiến trúc .
- Vài em mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế .
- Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế .
Hoạt động 2 :
MT : HS nắm vẻ đẹp , đồ sộ của kinh đô Huế .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
ĐDDH : - Phiếu học tập .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm nhận xét , thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của công trình đó .
- Đại diện các nhóm trình bày lại kết quả làm việc .
- Phát cho mỗi nhóm một ảnh chụp ở Huế .
- Hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ , vẻ đẹp của các cung điện , lăng tẩm ở kinh thành Huế .
- Kết luận : Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta . Ngày 11/12/1993 , UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hóa thế giới
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
TUẦN : 33
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết : 33
Môn : Lịch sử
Bài: TỔNG KẾT
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Giúp HS biết hệ thống được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX .
2. Kĩ năng: Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu học tập .
- Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK phóng to .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Kinh thành Huế .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Tổng kết .
a) Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1 :
MT : HS nắm lại các mốc , sự kiện lịch sử qua từng thời kì .
PP : Giảng giải , trực quan , thực hành .
ĐDDH :- Băng thời gian biểu thị các thời kì lịch sử trong SGK phóng to .
Hoạt động cá nhân .
- Dựa vào kiến thức đã học , làm theo yêu cầu của GV .
- Đưa ra băng thời gian , giải thích và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì , triều đại vào ô trống cho chính xác .
Hoạt động 2 :
MT : HS nắm lại công lao một số anh hùng lịch sử .
PP : Giảng giải , thực hành , trực quan .
ĐDDH : - Băng Ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên .
Hoạt động lớp .
- Ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên .
- Đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử : Hùng Vương , An Dương Vương , Hai Bà Trưng , Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo , Lê Thánh Tông , Nguyễn Trãi , Nguyễn Huệ
Hoạt động 3 :
MT : HS nắm lại các địa danh lịch sử nổi tiếng .
PP : Giảng giải , thực hành , trực quan .
ĐDDH : - Phiếu học tập .
Hoạt động lớp .
- Một số em điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh , di tích lịch sử , văn hóa đó .
- Đưa ra một số địa danh , di tích lịch sử , văn hóa có đề cập trong SGK : Lăng vua Hùng , Thành Cổ Loa , Sông Bạch Đằng , Thành Hoa Lư , Thành Thăng Long , Tượng Phật A-di-đà
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại những nội dung vừa ôn tập .
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Lịch sử (tiết 34)
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Lịch sử (tiết 35)
KIỂM TRA CUỐI KÌ II
( Theo đề chung )
.
File đính kèm:
- Lich su tron bo.doc