Giáo án môn Lịch sử 4 - Tiết 2: Làm quen với bản đồ (tiếp)

I.MỤC TIÊU:

- Nêu các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay đại lý trên bản đồ.

- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí đặc điểm của dối tượng trên bản đồ; dưa váo kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhân biết núi, cao nguyên, đồng bằng vùng biển.

 - Giáo dục học sinh thói quen xem bản đồ.

 II.CHUẨN BỊ:

Giáo viên : Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ hành chánh Việt Nam.

Học sinh : SGK, xem trước bài

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Tiết 2: Làm quen với bản đồ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LỊCH SỬ - TUẦN 2 - TIẾT 2 Tên bài dạy: Làm quen với bản đồ (tt) Ngày dạy: 26.8.2009 - Sáng: 43 (tiết 2); 41 (tiết3) - Chiều 42 (tiết1) I.MỤC TIÊU: - Nêu các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay đại lý trên bản đồ. - Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí đặc điểm của dối tượng trên bản đồ; dưa váo kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhân biết núi, cao nguyên, đồng bằng vùng biển. - Giáo dục học sinh thói quen xem bản đồ. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên : Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ hành chánh Việt Nam. Học sinh : SGK, xem trước bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Thầy Trò Hoạt động 1: Khởi động +Ổn định: hát +Kiểm tra kiến thức cũ: Làm quen với bản đồ - Bản đồ là gì? -Hình vẽ thu nhỏ 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo 1 tỉ lệ nhất định. - Nêu 1 số yếu tố của bản đồ? -Tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu của bản đồ. - Chỉ phương hướng và đọc các kí hiệu trên bản đồ ? -HS thực hiện -Nhận xét +Bài mới: Làm quen với bản đồ (tt). Hoạt động 2 w Hình thức: nhóm - cá nhân – Cả lớp w Nội dung: 1.Cách sử dụng bản đồ - Hướng dẫn quan sát bản đồ. Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Thảo luận : nhóm đôi -Biết tên khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó thể hiện trên bản đồ. -Nêu các bước sử dụng bản đồ ? - Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì ? -Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lý -Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu. 2- Thực hành bản đồ. Thảo luận nhóm đôi -NT nhận việc- Hướng dẫn thảo luận +N1.2: Quan sát hình 1 chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây - Xem đối tượng lịch sử và kí hiệu thể hiện trên lươc đồ? +N3.4:Quan sát hình 2, hoàn thành bảng sau vào vở nháp Đối tượng lích sử Ký hiệu thể hiện ... Quân ta tấn công +N5.6: Quan sát hình 2: Bản đồ các sông chính Việt Nam.-Đọc tỉ lệ bản đồ- Hoàn thành bàng sau: Đối tượng địa lý Kí hiệu thể hiện Sông .. Thủ đô .. +N7.8: -Chỉ đường biên giới quốc gia của Việt Nam trên bản đồ - Kể tên các nước láng giềng , biển, đảo, quần đảo của Việt Nam - Kể tên một số con sông thể hiện trên bản đồ Cả lớp - Quan sát bản đồ hành chính- Đọc tên bản đồ, chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. Đọc bảng chú giải - Tên bản đồ : Bản đồ các sông chính Việt Nam. - HS thực hiện chỉ các hướng, đọc bảng chú giải - Đọc tên tỉ lệ bản đồ? -Tỉ lệ 1 : 9 000 000 - Nêu đối tượng địa lí và kí hiệu thể hiện trên bản đồ? -Đối tượng địa lí: đường biên giới, sông, thủ đô........ - Tên các nước láng giềng với Việt Nam? -Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia. - Tên 1 số đảo và quần đảo ở Việt Nam? - Đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà... - Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. -Tên các con sông thể hiện trên bản đồ ? -Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu... - Quan sát bản đồ hành chính - Chỉ tên tỉnh (thành phố ) nơi em đang sống. - HS thực hiện - Nêu tên tỉnh giáp với tỉnh em đang sống? - Tiền Giang giáp với Long An, Bến Tre, Vĩnh Long. - Đọc ghi nhớ Hoạt động 3 +Hái hoa - Nêu cách đọc phương hướng trên bản đồ? - Chỉ một số sông và thành phố trên bản đồ? + Tổng kết đánh giá tiết học + Dặn dò:- Về xem bài - Chuẩn bị : Nước Văn Lang Nhận xét

File đính kèm:

  • docTIET 2- LAM QUEN VOI BAN DO (TT).doc
Giáo án liên quan