Giáo án môn Lịch sử 4 - Năm 2007

I - MỤC TIÊU

Sau bài học HS nêu được

- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang

- Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang

- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt

- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình minh hoạ trong SGK. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

A- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở của HS

B- Dạy – Học bài mới :

 

doc31 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Thấy được sự tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh . - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc II - Đồ dùng dạy học - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.Các hình minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý cho hoạt động thảo luận nhóm III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Năm 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ? - Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh? B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta - GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : + Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta ? - HS trả lời , GV gọi nhận xét - GV : Đứng trước tình hình đó , Nguyễn Huệ đã làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài * Hoạt động 2 : Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh - GV cho HS hoạt động nhóm + GV treo bảng phụ có ghi sẵn gợi ý của nội dung thảo luận + Hết thời gian HS báo cáo kết quả thảo luận + Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược mước ta , Nguyễn Huệ đã làm gì ?Vì sao nói việc Nguyễn Huện lên ngôi hoàng đế là một việc làm cần thiết ? + Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào ? + Dựa vào lược đồ , nêu đường tiến của năm đạo quân. + Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu ? Khi nào ? Kết quả ra sao ? + Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi ? Hãy thuật lại trận Đống Đa? - GV tổ chức cho HS thi kể lại diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh . *Hoạt động 3 : Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung - GV tiến hành hoạt động cả lớp . Yêu cầu HS trao đổi để tìm những sự việc hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc sự mưu trí của nhà vua - GV gợi ý : Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ? - Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào ? - Tại trận Ngọc Hồi , Nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào ? Vậy theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ? 3. Củng cố – Dặn dò : - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007 lịch sử Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được Một số chính sách về kinh tề , văn hoá của vua Quang Trung và tác dụng của các chính sách đó đối với việc ổn định và phát triển đất nước . II - Đồ dùng dạy học - Phiếu thảo luận nhóm cho HS . GV và HS sưu tầm các tư liệu về các chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung . III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Năm 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì ? - Em hãy kể lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh? - GV nhận xét cho điểm HS B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Quang Trung xây dựng đất nước - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm . - GV phát phiếu thảo luận nhóm cho HS , sau đó theo dõi HS thảo luận . giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . Gợi ý cho HS phát hiện ra tác dụng của các chính sách kinh tế và văn hoá giáo giục của vua Quang Trung . - GV yêu cầu các nhóm phát biểu ý kiến . - GV tổng kết ý kiến của HS - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 . * Hoạt động 2 : Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc - GV cho HS cả lớp trao đổi ý kiến + Theo em , tại sao vua Quang trung lại đề cao chữ Nôm ? ( Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu , đã được cá dời Lý , Trần sử dụng . Chữ Nôm dựa vào cách viết của chữ Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt . Đề cao chữ Nôm , là đề cao vốn quý của dan tộc , thẻ hiện ý thức tự cường dân tộc + Em hiểu câu “ Xây dựng đất nướclấy việc học làm đầu ” của vua Quang Trung như thế nào ? - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2 3. Củng cố – Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007 lịch sử Nhà Nguyễn thành lập I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được -HS nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn; kinh đô nhà Nguyễn và một số ông vua của triều Nguyễn . -Nêu được các chính sách hà khắc , chặt chẽ của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo quyền lợi của dòng họ mình II - Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý của hoạt động 2 . III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá , giáo dục của vua Quang Trung. - Hãy nhớ lại các bài học trước để giải thích vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế văn hoá . B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn -GV yêu cầu HS trao đổi với nhau và trả lời câu hỏi : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? - GV giới thiệu về Nguyễn Anh. - GV: sau khi lên ngôi Hoàng đế , Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802 đến năm 1858 , triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào ? . * Hoạt động 2 : Sự thống trị của nhà Nguyễn - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với định hướng sau : - Hãy cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau : Nêu những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai ? + Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn gồm những gì ? + Bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc đó là gì ? - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến . - GV tổng kết ý kiến của HS và kết luận : Các vua nhà Nguỹen đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình . *Hoạt động 3 : Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn - GV nêu vấn đề : Theo em với cách thống trị hà khắc của nhà vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào ? - GV giới thiệu : Dưới thời Nguyễn , vua quan bóc lột dân thậm tệ , người giàu có công khai sát hại người nghèo . Pháp luật dung túng cho người giầu 3. Củng cố – Dặn dò : - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007 lịch sử Kinh thành Huế I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được - Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế: Sự đồ sộ , vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế - Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới II - Đồ dùng dạy học Hình minh hoạ trong SGK. - Bản đồ Việt Nam GV và HS sưu tầm tư liệu , tranh ảnh về kinh thành Huế III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ? - GV nhận xét cho điểm HS B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế - GV yêu cầu HS đọc SGKtừ Nhà Nguyễn huy động đẹp nhất nước ta thời đó - Một HS đọc trước lớp , cả lớp theo dõi trong SGK - 2 HS trình bày trước lớp - GV yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế - GV tổng kết ý kiến của HS - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 . * Hoạt động 2 : Vẻ đẹp của kinh thành Huế - GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh , tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế - GV yêu cầu các tổ cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế - GV và HS các nhóm lần lượt thăm quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu , sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất , có góc sưu tầm đẹp nhất - GV tổng kết nội dung hoạt động và kết luận : Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta . Ngày 11- 12-1993 UNESCO công nhận Huế là di sản văn hoá thế giới - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2 3. Củng cố – Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007 lịch sử Tổng kết I - Mục tiêu Sau bài học HS nêu được - Hệ thống được quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ thứ XIX - Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta - Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta . II - Đồ dùng dạy học - Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học. - Tranh ảnh trong SGK III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu A- Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau : - Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ? - Ngoài nội dung của bài , em biết gì thêm về Huế? B- Dạy – Học bài mới : 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài * Hoạt động 1: Thống kê lịch sử - GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lich sử đã học ( Nhưng được bịt kín phần nội dung ) - GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê Ví dụ : + Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong llịch sử nước nhà là giai đoạn nào ? + Giai đoạn này bắt đầu từ khi nào và kéo dài đến bao giờ? + Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta? + Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì ? + GV cho HS phát biểu ý kiến , đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị , cho HS đọc lại - GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 . * Hoạt động 2 : Thi kể chuyện lịch sử - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX - GV tổ chức cho HS thi kể chuyện về các nhân vật trên - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt , kể hay . - GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên - GV kết luận lại nội dung của hoạt động 2 3. Củng cố – Dặn dò : - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài

File đính kèm:

  • docLich su.4.doc
Giáo án liên quan