I. MỤC TIÊU : Sau bài HS biết :
- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XIV
- Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ .
- Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh xâm lược .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC .
- GV: Tranh minh hoạ SGK, Phiếu học tập của HS . - HS : SGK, .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .
21 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động cả lớp .
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long ?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc ..?
+ Trận Ngọc Hồi tiến quân vào đồn giặc bằng cách nào ? Có lợi gì cho ta ?
+ Theo em vì sao ta thắng quân Thanh
3. Củng cố: (1’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK .
5. Dặn dò : (1’)
- Dặn dò học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Học sinh nhận xét bổ xung .
- Học sinh đọc SGK trả lời cá nhân :
+ Phong kiến phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta , nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta .
- Học sinh học nhóm, Thảo luận trả lời :
- Đại diện nhóm trả lời :
+ Lên ngôi và tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh .Ông lên ngôi là cần thiết vì đất nước gặp lâm nguy ... chỉ ông mới đảm đương được nhiệm vụ ấy .
+ Ông tiến đến Tam Điệp ngày 20 tháng Chạp .Tại đây ông cho lính ăn Tết rồi mới tiến đánh Thăng Long , làm cho quân lính hứng khởi quyết tâm đánh giặc .
+ Là trận Hạ Hồi diễn ra đêm mùng 3 tết Kỷ Dậu .Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
- Học sinh trao đổi trả lời :
+ Hành quân bộ từ Nam ra Bắc ...
+ Nhà vua chọn đúng tết Kỷ Dậu để đánh..
+ Dùng kế ghép ván thành lá chắn , rơm ướt quấn ngoài .Tấm chắn giúp quân ta tấn công tránh tên của giặc , rơm ướt địch không thể dùng lửa ..
+ Quân hết lòng đánh giặc , lại có vua sáng suốt chỉ huy.
- Học sinh đọc SGK 63
- Học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau: Những chính về kinh tế...
Lịch sử
Đ30: những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua quang trung
I. Mục tiêu : Sau bài học sinh biết :
- Kể được 1 số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung .
- Tác dụng của những chính sách đó .
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước .
II. Đồ dùng dạy – học : - GV: Sưu tầm những tư liệu về các chính sách của vua QT
- HS : SGK ...
III. Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi :
+ Em hãy kể trận Ngọc Hồi, Đống Đa ?
- Giáo viên nhận xét cho điểm .
2. Bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
*HĐ 1: Quang Trung xây dựng đất nước
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm + giúp đỡ các nhóm
+ Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
*HĐ2: Quang Trung - ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi đưa ra ý kiến
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ?
+ Em hiểu câu :Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ như thế nào ?
3. Củng cố – Dặn dò : (2’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK .
- Giáo viên giới thiệu: Công việc đang thuận lợi thì vua Quang Trung mất .....mất sớm .
- Dặn dò học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Học sinh nhận xét bổ xung .
- Học sinh thảo luận nhóm trả lời :
+ Vua ban hành Chiếu khuyến nông , đúc tiền mới , yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho ND tự do trao đổi hàng hoá , mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào
+ Mùa màng tươi tốt, làng xóm thanh ...
Thúc đẩy các ngành thủ công, NN nghiệp phát triển , mở rộng buôn bán với nước...
- Học sinh trao đổi trả lời :
+ Chữ Nôm là chữ của dân tộc .Việc vua Quang Trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc .
+ Đất nước muốn phát triển được , cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học...
+ Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn , sống tốt hơn .Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài , chỉ học mới thành tài để giúp nước .
- Học sinh đọc SGK - 64
- HS chú ý nghe
- Học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau: Nhà Nguyễn thành lập.
Lịch sử
Đ31: nhà nguyễn thành lập
I. Mục tiêu : Sau bài HS có thể nêu được :
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn ; kinh đô thời Nguyễn và một số ông vua thời Nguyễn.
- Nêu được các chính sách hà khắc , chặt chẽ của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo quyền lợi của dòng họ mình .
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc .
II. Đồ dùng dạy – học .
- GV :Hình minh hoạ SGK , bảng phụ . HS : SGK .
III. Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi :
- Kể lại những chính sách về kinh tế và văn hoá giáo dục của vua Quang Trung
- GV nhận xét cho điểm .
2. Bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
* HĐ 1 : (15’) - Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn
- GV yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi :
+ Nhà Nguyễn ra ... hoàn cảnh nào?
- GV giới thiệu thêm : Sau khi lật đổ nhà Tây Sơn , Nguyễn ánh đã sử tội những người tham gia khởi nghĩa thế nào ?.. Sau khi lên ngôi Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào
*HĐ2: (14’) Sự thống trị của nhà Nguyễn .
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm .
+ Những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lực cho ai ?
- GV KL : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay ... của mình .
3. Củng cố : (1’)
+ Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và Bộ luật Gia Long ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK .
5. Dặn dò : (1’)
- Dặn học ở nhà và chuẩn bị bài sau
- Học sinh trả lời câu hỏi .
- Học sinh nhận xét bổ xung .
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn ánh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn .
+ Năm 1802Nguyễn ánh lên ngôi , chọn Phú Xuân làm nơi đóng đô , đặt niên hiệu là Gia Long .Nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .
- HS thảo luận nhóm Các nhóm lần lượt TL: + Vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu , bỏ chức tể tướng , trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương .
Quân đội gồm nhiều thứ quân , xây dựng thành trì vững chắc ...Bộ luật Gia Long bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua ..
- Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ
- Học sinh đọc SGK 66
- Học và chuẩn bị bài sau: Kinh thành..
Lịch sử
Đ32: kinh thành huế
I. Mục tiêu : Sau bài HS có thể nêu được :
- Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế : Sự đồ sộ , vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế .
- Biết mô tả bằng lời một cách sơ lược về kinh thành Huế.
- Tự hào về Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới .
II. Đồ dùng dạy – học .
- GV: Hình minh hoạ SGK, Bản đồ Việt Nam , Sưu tầm tranh ảnh về kinh thành ..
- HS: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV nhận xét cho điểm .
2. Bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : Ghi bảng .
+ Phát triển bài ;
*HĐ 1 :.Quá trình xây dựng kinh thành Huế .
- GV yêu cầu HS đọc SGK :
+ Yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế ?
- GV tổng kết ý kiến của HS
*HĐ2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế .
- GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh tư liệu đã sưu tầm được về kinh thành Huế .
- Cho HS đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế .
- GV và HS tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ trình bày .
- GV tổng kết nội dung và kết luận :
Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta . Ngày 11-12-1993 UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hoá TG
3. Củng cố : (1’)
- Yêu cầu HS sưu tầm thêm về kinh thành Huế ?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK .
5. Dặn dò : (1’)
- Dặn dò học ở nhà và chuẩn bị bài sau
- HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS đọc SGK .
- 2 HS trình bày trước lớp :
- HS khác nhận xét , bổ xung .
- HS học nhóm .
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế .
- Cử đại diện của nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ xung .
- HS sưu tầm thêm về kinh thành Huế ?
- HS đọc SGK 68
- Học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: Tổng kết.
Lịch sử
Đ33: tổng kết
I. Mục tiêu : Sau bài HS biết :
- Hệ thống hoá được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
- Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II. Đồ dùng dạy – học .
- GV: Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu ... ; HS: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
- GV nhận xét cho điểm .
2. Bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
* HĐ 1 : (16’) - Thống kê lịch sử .
- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học
- GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê .
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào ?
+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào ?
+ Giai đoạn này triêu đại nào trị vì ?
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn này là gì?
- GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác ....
* HĐ2: (13’) - Thi kể chuyện lịch sử .
- GV yêu cầu HS nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX
- GV tổ chức cho HS kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trên ?
- GV tổng kết cuộc thi , Nhận xét ...
3. Củng cố : (1’)
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK .
4. Dặn dò : (1’)
- Dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau
- HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS quan sát , nghe câu hỏi trả lời .
- HS tự ghi vào phiếu của mình .
+Buổi đầu dựng nước và giữ nước .
+Bắt đầu từ khoảng 700năm TCN đến năm 179 TCN .
+Các vua Hùng , sau đó là An Dương Vương .
+Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng .Nền văn minh sông Hồng ra đời .
-HS nêu: Mỗi HS nêu tên 1 nhân vật
+Hùng Vương , An Dương Vương , Hai Bà Trưng , Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi ...
-HS kể .
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối học kỳ II.
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Lịch sử
Kiểm tra định kỳ Lịch sử (cuối học kỳ II)
( Đề của Sở giáo dục)
File đính kèm:
- Lich su lop 4 Ky II.doc