I. MỤC TIÊU
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
+ Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật, . . .
- HS khá (giỏi):
+ Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, . . .
+ Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, . . .
+ Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
34 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Đặng Văn Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bản đồ tự nhiên VN.
- PHT của HS.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định
2.KTBC
- HS đọc bài: Nhà Trần thành lập.
- GV nhận xét ghi điểm.
- HS đọc và nêu được các ý chính diễn biến của cuộc chiến sông Cầu.
- HS nhận xét.
3.Bài mới
a.Giới thiệu:ghi tựa
* Hoạt động nhóm
- GV phát PHT cho HS.
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông.
+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin.
- GV nhận xét về lời kể của một số em.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , sông cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
- HS cả lớp thảo luận.
- Vài HS kể.
- HS nhận xét và kết luận.
* Hoạt động cả lớp
- GV đặt câu hỏi:Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm.
- GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS tìm các sự kiện có trong bài.
- HS lên viết các sự kiện lên bảng.
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
* Hoạt động cặp đôi
- GV cho HS đọc SGK.
- GV đặt câu hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc.
- HS thảo luận và trả lời :Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
- HS khác nhận xét.
* Hoạt động cả lớp
- Cho HS thảo luận theo câu hỏi :Ở địa phương em có sông gì ? nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
- GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
- GV: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
- HS cả lớp thảo luận và trả lời: trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều
- HS khác nhận xét.
4.Củng cố
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
- Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
-HS đọc
-HS trả lời
5.Tổng kết - Dặn dò
- Về nhà học bài và xem trước bài: “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
- Nhận xét tiết học.
-HS cả lớp.
Ngày soạn: . . . . . . . . . . TUẦN 16
Ngày dạy: . . . . . . . . . .
Bài 14: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC MÔNG -NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch TƯớng Sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành , khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng)
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh họa trong SGK.
- PHT của HS.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định
2.KTBC
- Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
- Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
- GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng và giới thiệu.
* Hoạt động cá nhân:
- GV cho HS đọc SGK từ “lúc đó..sát thát.”
- GV phát PHT cho HS với nội dung sau:
+ Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời: “Đầu thần đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “”
+ Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “ phơi ngoài nội cỏ gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”
- GV nhận xét, kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta.
- HS đọc.
- HS điền vào chỗ chấm cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần (đã trình bày trong SGK).
- Dựa vào kết quả làm việc ở trên, HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần.
-HS nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động cả lớp
- GV gọi một HS đọc SGK đoạn : “Cả ba lần xâm lược nước ta nữa”.
- Cho cả lớp thảo luận:Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
- GV cho HS đọc tiếp SGK và hỏi: KC chống quân xâm lược Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
- 1 HS đọc.
- Cả lớp thảo luận và trả lời: Đúng. Vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương: vũ khí lương thảo của chúng sẽ ngày càng thiếu.
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
* Hoạt đông cá nhân:
- GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
4.Củng cố
- Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông –Nguyên ?
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
5.Tổng kết - Dặn dò
- Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng của dân tộc; chuẩn bị trước bài: “ Oân tập cuối học kì I”.
- Nhận xét tiết học.
-HS cả lớp.
Ngày soạn: . . . . . . . . . . TUẦN 17
Ngày dạy: . . . . . . . . . .
ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: nước Văn Lang, Aâu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Hoạt động 1: HS làm việc theo cặp đôi.
Các giai đoạn lịch sử
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV phát phiếu học tập cho nhóm đôi.
- Yêu cầu HS điền thông tin vào bảng.
- 2 HS cùng thảo luận điền thông tin vào bảng.
TT
Thời gian
Giai đoạn lịch sử
1
Khoảng 700 năm TCN đến năm 179
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
2
3
4
5
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- GV nhận xét.
- HS trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
2. Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm.
Các triều đại Việt Nam
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức.
- Các nhóm nhận phiếu học tập và làm việc thheo nhóm.
TT
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
1
Khoảng 700 TCN – đến năm 179
Hùng Vương
Văn Lang
Phong Châu (Phú Thọ)
Aâu Lạc
Cổ Loa(Đông Anh, Hà Nội)
2
3
4
5
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Các nhóm trả lời.
- Các nhóm bổ sung.
3. Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm.
Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức.
- Các nhóm nhận phiếu học tập và làm việc thheo nhóm.
TT
Thời gian
Tên sự kiện
1
Khoảng 700 TCN
Nước Văn Lang ra đời
2
Năm 179 TCN
Nước Aâu Lạc rơi vào tay Triệu Đà.
3
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
4
Năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng
5
Năm 968
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
6
Năm 981
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 1.
7
Năm 1010
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
8
Năm 1075 - 1077
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2.
9
Năm 1226
Nhà Trần thành lập.
10
Lần 1: năm 1258
Lần 2: năm 1285
Lần 3: 1287-1288
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét.
- Các nhóm trả lời.
- Các nhóm bổ sung.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung đã tìm hiểu.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị KT cuối HKI.
- Nhận xét tiết học.
Ngày kiểm: . . . . . . . . . . TUẦN 18
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: nước Văn Lang, Aâu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
II. ĐỀ BÀI (văn bản đính kèm).
III. ĐÁP ÁN (văn bản đính kèm).
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM
LỊCH SỬ
ĐIỂM
1 - 2
3 - 4
>5
5 - 6
7 - 8
9 - 10
SỐ LƯỢNG
File đính kèm:
- LICHSULOP4.doc