Giáo án môn Lịch sử 4 - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II (1075 - 1077)

 I.MỤC TIÊU:

 - Biết được nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.

 - Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

II. CHUẨN BỊ: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần II. - Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II (1075 - 1077), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2009 Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ II ( 1075-1077) I.MỤC TIÊU: - Biết được nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. - Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi. II. CHUẨN BỊ: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần II. - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của HS 1.Bài cũ - Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây lên? - Đọc ghi nhớ. 2. Bài mới : Ghi đề Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Lý Thường Kiệt đem quân sang đất nhà Tống để làm gì? Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 4. N1,2:GV nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ N3,4: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS đọc thầm SGK đoạn cuối . - Trình bày kết quả cuộc kháng chiến? Gọi hs đọc tóm tắt 3. Củng cố-dặn dò: - Học thuộc bài. - Xem trước bài: Nhà Trần thành lập. -2 HS lần lượt trả lời. - 2 HS đọc Sau lần thất bại.... rút về nước” lớp đọc thầm. Phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống - Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung. -Hs trình bày đoạn từ : Cuối năm 1076.tìm đường tháo chạy -..là vì nhân dân có lòng nồng nàn yêu nước, lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt -Sau hơn 3 tháng đặt chân lên đất ta, quân Tống đã tiêu hao quá nửa. Số còn lại tinh thần suy sụp. Nhân cơ hội ấy, Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay và rút tàn quân về nước. Thế là chỉ trong vòng 3 tháng đất nước ta đã giành được độc lập. -Lớp nhận xét - HS đọc Tuần 14 Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2009 Lịch sử : Nhà Trần thành lập I.Mục tiêu : - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại việt: - Cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường nôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. - Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô Thăng Long, tên nước vẫn là Đại việt: II. Chuẩn bị : - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy-học: Hoạt động của thầy Hoạt động của HS 1.Bài cũ: -Lí Thường Kiệt đem quân sang đất Tống có mục đích gì? - Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và cuộc kháng chiến? 2.Bài mới: Ghi đề * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn ? - Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần thay thế nhà Lý ntn ? - Giáo viên nhận xét - kết luận * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Những sự việc nào ở trong bài chứng tỏ giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa? - Giáo viên nhận xét - kết luận: HS đọc ghi nhớ SGK / 38 3.Củng cố- dặn dò: Xem trước bài: Nhà Trần và việc đắp đê. -2 HS lần lượt trả lời. - 1HS đọc : Đến cuối thế kỉ XII... nhà Trần thành lập. - Nhà Lý suy yếu, nội bộ lục đục, đời sống nhân dân khổ cực..... - Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng.......... - Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức . Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ - 3 HS đọc ghi nhớ Tuần 15 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009 Lịch sử : Nhà Trần và việc đắp đê I. Mục tiêu: - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. - Nhà Trần rất coi trọng đến việc đắp đê phòng chống lũ lụt : lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân daancar nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. Phiếu học tập cho học sinh Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy- học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ: Nhà Trần thành lập vào thời gian nào ? Nêu những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố đất nước ? 2 / Bài mới: Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì? + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu một vài sông ngòi? + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất Nông nghiệp và đời sống nhân dân ? Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt + Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào? Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của Nhà Trần + Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? + Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? Hoạt động 4: Liên hệ thực tế + Địa phương em có sông gì? - Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì? 3. Củng cố- dặn dò - 2 em trả lời. - Dưới thời Trần nhân dân ta làm nghề Nông nghiệp là chủ yếu - Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả, ... - Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng ...... của nhân dân. -Đã lập Hà đê sứviệc đắp đê - Các nhóm trình bày, lớp nhận xét Hoạt động cá nhân -Hệ thống đê diềuBắc Trung Bộ. - làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ -HS kể Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên - HS đọc ghi nhớ Tuần 16 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Lịch sử : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên I. Mục tiêu: - Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên, thể hiện : -Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần : tập trung vào sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ ‘Sát thát’ và chuyên Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Tài thao lược của các tướng sĩ mà miêu tiêu biểu là Trần Hưng Đạo. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ + Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? + Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? 2/ Bài mới: Ghi đề Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần - Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc? Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến: + Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu? + Việc cả ba lần Vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào? + Kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? + Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi này? Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản 3. Củng cố- dặn dò - Dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài. -Xem bài Nước ta cuối thời Trần - 2 em trả lời. -1 HS đọc Lúc đó quân Mông- Nguyên ........ hai chữ “Sát Thát” - HS thảo luận nhóm + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “đầu thầm chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” + Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các Bô lão: “Đánh!” + Trần Hưng Đạo người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi nhân dân đấu tranh, có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ...” - Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát” ( - Hoạt động nhóm 4 - Khi giặc yếu, Vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cỏi nước ta. - Làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng. - Sau ba lần thất bại quân Mông- Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững. - Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc

File đính kèm:

  • docLS4 1316.doc
Giáo án liên quan