I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được:
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống.
- Tổ chức xã hội của nhà nước Van Lang gồm 4 tầng lớp: Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì.
- Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn được lưu giữ tới ngày nay.
II: Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập; Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang:
- T treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
- HS qs lược đồ và đọc SGK, thảo luận nhóm 2 điền thông tin vào phiếu học tập:
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Hướng dẫn HS xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian.
* KL: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta là nước Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN trên khu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đây là nơi người Lạc Việt sinh sống.
33 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 (cả năm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước khi tiến ra Thăng Long.
- HS theo dõi.
HĐ2: Trò chơi “Đóng vai”
- T kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn.
- HS theo dõi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ đã có quyết định gì?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
+ Cuộc tiến công ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn diễn ra như thế nào?
- HS thảo luận tả lời câu hỏi.
- HS đóng vai theo nội dung ở SGK từ đầu đến đoạn “ quân Tây Sơn”
- Vài nhóm lên diễn trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đóng hay.
HĐ3: Làm việc cả lớp:
- HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long.
- HS nối tiếp trình bày.
- Lớp nhận xét, thống nhất ý kiến đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- HS về học bài và chuẩn bị bài “ Quang Trung đại phá quân Thanh”
Lịch sử: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
- Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Lược đồ; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ:
- Trình bày diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của rnghĩa quân Tây Sơn.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Làm việc cá nhân.
- T đưa các mốc thời gian:
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1789 ) .
+ Đêm ngày mồng 3 tết Kĩ Dậu ( 1789 )
+ Mờ sáng ngày mồng 5
- HS dựa vào SGK điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( ) trong phiếu bài tập cho phù hợp với mốc thời gian.
- HS thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh qua lược đồ.
HĐ2: Làm việc cả lớp.
- Hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung.
- HS trả lời câu hỏi: Theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh? (Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy )
3. Củng cố, dặn dò:
- T chốt: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên đã giành đại thắng. Trưa mồng 5 tết, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò.
- HS về học bài và chuẩn bị bài “ Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung”
Lịch sử: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
CỦA VUA QUANG TRUNG
I. Mục tiêu: HS biết:
- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
- Tác dụng của chính sách đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ:
- 1 HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Quang Trung xây dựng đất nước.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- T nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
- 1 HS tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước.
HĐ2: Quang Trung – Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Theo em tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? ( Vì chữ Nôm là chữ viết do dân ta sáng tạo, )
+ Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung ntn? ( Vì học tập giúp con người mở mang kiến thúc, làm việc tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước )
3. Củng cố, dặn dò:
- T giới thiệu: Công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất ( 1792 ). Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm.
- Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung.
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Nhà Nguyễn thành lập”
Lịch sử: KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể nêu được:
- Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về kinh thành Huế, bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế:
- HS đọc SGK đoạn “ Nhà Nguyễn huy động đẹp nhất đất nước ta thời đó”
- 2 – 3 HS mô tả lại quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- T nhận xét và tổng kết ý kiến HS.
HĐ2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế:
- Tổ chức cho HS trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế theo tổ.
- Các tổ cử đại diện đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về kinh thành Huế.
- Lớp nhận xét, bình chọn tổ giới thiệu hay nhất và tổ có góc sưu tầm đẹp nhất.
- T tổng kết nội dung hoạt động và kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 -12 – 1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS hoạt động nhóm 6 làm bài tập vào phiếu học tập để tìm hiểu thêm về kinh thành Huế.
- HS về học bài và chuẩn bị bài “ Tổng kết”
Lịch sử: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
CỦA VUA QUANG TRUNG
I. Mục tiêu: HS biết:
- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
- Tác dụng của chính sách đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ:
- 1 HS thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Quang Trung xây dựng đất nước.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- T nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
- 1 HS tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước.
HĐ2: Quang Trung – Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Theo em tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? ( Vì chữ Nôm là chữ viết do dân ta sáng tạo, )
+ Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung ntn? ( Vì học tập giúp con người mở mang kiến thúc, làm việc tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước )
3. Củng cố, dặn dò:
- T giới thiệu: Công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất ( 1792 ). Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm.
- Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung.
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Nhà Nguyễn thành lập”
Lịch sử: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thành lập một chế độ quân chủ hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kể tên một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn:
- HS trao đổi nhóm 2, trả lời câu hỏi: + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? (Khi vua Quang Trung mất. triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn )
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? ( Chọn Phú Xuân ( Huế ) làm nơi đóng đô và đặt niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802 đến Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức )
HĐ2: Sự thống trị của nhà Nguyễn:
- HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu học tập.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- T nhận xét và kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
HĐ3: Đời sống của nhân dân dưới thời Nguyễn:
- HS trả lời câu hỏi: Theo em với cách thống trị của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào? ( Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ )
- T giới thiệu: Dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột dân thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Chính vì thế dân ta có câu: “ Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”
3. Củng cố, dặn dò:
- Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long?
- T tổng kết: Ngay từ khi mới nắm quyền cai trị đất nước, các vua triều Nguyễn đã chỉ chú trọng vào việc củng cố quyền lợi dòng họ, giữ gìn ngai vàng của mình mà không quan tâm đến đời sống nhân dân, đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân vì thế nhân dân vô cùng căm phẫn. Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Lịch sử: TỔNG KẾT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống được quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ thứ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Thống kê lịch sử:
- T treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học ( nhưng che phần nội dung )
- T lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê.
- T nhận xét, chốt ý đúng và mở nội dung ở bảng thống kê đã chuẩn bị.
HĐ3: Thi kể chuyện lịch sử:
- HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. ( Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, )
- Tổ chức cho HS thi kể về các nhân vật lịch sử.
- T nhận xét và tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc lại nội dung cua rbảng thống kê.
- HS về học bài và ôn bài chuẩn bị cho kiểm tra.
File đính kèm:
- Lich su 4 ca nam(1).doc