I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần.
- Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ.
- Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân xâm lược.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nhận xét kết quả bài kiểm tra.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Tình hình đất nước cuối thời Trần.
- HS hđộng nhóm 4 thảo luận và làm việc theo nd phiếu học tập.
- Đại diện 2 -3 nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* KL: Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lâm le xâm lược nước ta.
HĐ2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần.
- HS đọc SGK và lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Em biết gì về Hồ Quý Ly? ( là quan đại thần có tài của nhà Trần)
+ Triều Trần chấm dứt vào năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào? (Năm 1400, nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần, xây thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu).
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 4 - Bài: Nước ta cuối thời trần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối chặt chẽ.
- Nêu được những nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lí đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nêu kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua.
- HS hđộng nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhà HL ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? (được Lê Lợi thành lập vào năm 1428,tên nước là Đại Việt đóng đô ở Thăng Long)
+ Vì sao triều đại này gọi là triều đại HL? (để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn thành lập ra từ thế kỉ thứ X)
+ Việc quản lí nhà nước dưới thời HL ntn? ( ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào thời vua Lê Thánh Tông)
- T treo sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và giảng cho HS.
- HS dựa vào sơ đồ, tranh tư liệu và SGK tìm những sự việc thể hiện dưới triều HL, vua là người có uy quyền tối cao nhất? ( Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội)
HĐ2: Bộ luật Hồng Đức.
- T giới thiệu vai trò của bộ luật Hồng Đức và nhấn mạnh đây là công cụ để quản lí đất nước.
- T thong báo một số điểm về nội dung của bộ luật Hồng Đức.
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ)
+ Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? (đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ)
* KL: Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quảnm đất nước. Nhờ bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sang suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua nhân dân ta có câu: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
3. Củng cố, dặn dò:
- Theo em bộ luật Hồng Đức có tác dụng ntn trong việc cai quản đất nước? (là công cụ giúp vua cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tâp quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội)
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Trường học thời Hậu Lê”
Lịch sử: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có quy củ, nề nếp hơn. Coi trọng sự tự học.
- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ở SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? Có điểm nào tiến bộ?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Tổ chức giáo dục thời Hậu lê.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
+ Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức ntn? (lập văn miếu, xây dựng lại và mở rộng Thái học viện, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám; trường có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở)
+ Trường học thời Hâu Lê dạy những điều gì? ( Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc )
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào? ( ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại)
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày.
* T khẳng định: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
HĐ2: Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê.
- HS qs tranh và đọc SGK trả lời câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? (tổ chức lễ đọc tên người đỗ,tổ chức lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao và cho đặt ở văn miếu)
* KL: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề hiọc tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc lại nội dung bài học ở SGK.
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Văn học và khoa học thời Hậu Lê”
Lịch sử: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Hậu Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm, các công trình đó.
- Đến thời Hậu Lê văn học, khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước.
- Dưới thời Hậu lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, hình ở SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Văn học thời Hậu Lê.
- HS hđộng nhóm 4 đọc SGK lập bảng thống kê về nd, tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Hậu Lê sau đó dựa vào bảng để mô tả lại:
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Bình Ngô đại cáo
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm
tự hào chân chính của dân tộc.
Vua Lê Thánh Tông
Hội Tao Đàn
Các tác phẩm thơ
Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi
công đức nhà vua.
Nguyễn Trãi
Ức Trai thi tập
Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.
Lý Tử Tấn
Nguyễn Húc
Các bài thơ
- T giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê.
HĐ2: Khoa học thời Hậu Lê.
- HS hđộng nhóm 5 đọc SGK thảo luận để lập bảng thống kê về nd, tác giả, công trình khoa học tiểu biểu thời Hậu Lê sau đó dựa vào bảng để mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê.
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử kí toàn thư
Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê
Nguyễn Trãi
Lam Sơn thực lục
Lịch sử cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn.
Nguyễn Trãi
Dư địa chi
Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta.
Lương Thế Vinh
Đại thành toán pháp
Kiến thức toán học
- HS thảo luận: Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê? ( lịch sử, địa lí, toán học, y học)
* KL : Dưới thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dưới thời Hậu Lê ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất? (Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông)
- HS học bài và đọc lai các bài học chuẩn bị cho ôn tập.
Lịch sử: ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nội dung từ bài 7 đến bài 9 trình bày 4 giai đoạn: Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
- Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II. Đồ dùng dạy học: Băng thời gian; Một số tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Dưới thời Hậu Lê ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhât?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV
- HS hđộng nhóm 5, đọc SGK thảo luận thực hiện các yêu cầu sau:
+ Ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào băng thời gian.
+ Hoàn thành bảng thống kê sau:
* Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến thế kỉ XV
Thời gian
Triều đại
Tên nước
Kinh đô
968 - 980
Nhà Đinh
Nhà Tiền Lê
Nhà Lý
Nhà Trần
Nhà Hồ
Nhà Hậu Lê
* Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời Hậu Lê
Thời gian
Tên sự kiện
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
Nhà Trần thành lập
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
Chiến thắng Chi Lăng
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
HĐ2: Thi kể các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học.
- T giới thiệu chủ đề cuộc thi – HS xung phong thi kể.
- T tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- T tổng kết giờ học.
- HS ghi nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 giai đoạn lịch sử vừa học.
Lịch sử: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái. Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng cực khổ, không bình yên.
- Tỏ thái độ không chấp nhận đất nước bị chia cắt.
II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ; Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 1 HS kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài:
HĐ1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê.
- T mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI.
HĐ2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam - Bắc triều.
- HS hđộng nhóm 4 làm việc với phiếu học tập.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn? (Khi Nguyễn Kim chết,con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ triều chính đã đẩy con trai của NK là nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá, Quảng Nam.Hai thế lực phong kiến Trinh - Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn.)
+ Nêu két quả của chiến tranh Trịnh Nguyễn? ( Hai họ lấy sông Gianh ( Quảng Bình) làm ranh giớichia cắt đất nước)
- HS nối tiếp trình bày ý kiến.
*KL: Vậy là hơn 200 năm, các thế lực phong kiến đánh nhau, chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc.
HĐ4: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
- HS trả lời câu hỏi: Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì? (đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chem. giết lẫn nhau, đàn bà và trẻ con thì ở nhà sống cuộc sống đói rách. Đất nước bị chia cắt, kinh tế suy yếu)
3. Củng cố, dặn dò:
- Vì sao nói chiến tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn là những cuộc chiến tranh phi nghĩa? ( vì các cuộc chiến tranh này nhằm mục đích tranh giành ngai vàng của các thế lực phong kiến đã làm cho đất nước bị chia cắt, đòi sống nhân dân cực khổ trăm bề)
- HS học bài và chuẩn bị bài “ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong”
File đính kèm:
- Giao an lich su 4(2).doc