KĨ THUẬT
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Học sinh cần phải:
Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,
Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
Dao thái, dao gọt.
Phiếu đánh giá kết quả học tập.
3 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kĩ thuật 5 tiết 6: Chuẩn bị nấu ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT
CHUẨN BỊ NẤU ĂN
&
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Học sinh cần phải:
Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh, ảnh một số loại thực phẩm thông thường, bao gồm một số loại rau xanh, củ, quả, thịt, trứng, cá,
Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi.
Dao thái, dao gọt.
Phiếu đánh giá kết quả học tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn
Mục tiêu: Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn.
Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn.
Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả, thịt trứng, tôm, cáđược gọi chung là thực phẩm. Trước khi tiến hành náu ăn cần tiến hành các công việc chuẩn bị như lựa chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm,.nhằm có được những thực phẩm tươi, ngon, sạch, dùng để chế biến các món ăn đã dự định.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
Mục tiêu: Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
a. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1 SGK để trả lời các câu hỏi về:
Mục đích yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn.
Cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng , đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn.
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong mục 1 SGK . Ngoài ra Giáo viên đặt thêm một số câu hỏi liên hệ thực tế để khai thác hiểu biết của học sinh về cách lựa chọn thực phẩm .
Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm ( theo SGK ) .
Hướng dẫn học sinh cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như : rau muống, rau cải, su hào, tôm, cá, thịt lợn, Chuẩn bị được một số loại rau xanh, củ, quả tươi để minh họa cách chọn thực phẩm .
b. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm
Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK
Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó ( như luộc rau, kho thịt)
GV tóm tắt các ý trả lời của HS : Trước khi chế biên một món ăn, ta thường thực hiện các công việc loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm và làm sạch thực phẩm . Ngoài ra, tùy loại thực phẩm có thể cắt, thai, tạo hình thực phẩm , tẩm ướp gia vị vào thực phẩm .
Giáo viên nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm .
Giáo viên đặt các câu hỏi để học sinh nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường . Giáo viên đặt câu hỏi liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức của học sinh :
Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
Theo em , cách sơ chế rau xanh có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ, quả?
Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào?
Qua quan sát thực tế, em hãy nêu cách sơ chế tôm ?
Giáo viên làm phiếu học tập theo các câu hỏi gợi ý và phát cho các nhóm để học sinh ghi kết quả thảo luận vào phiếu . Sau đó yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
Giáo viên nhận xét và tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nội dung SGK .
Tóm tắt : Muốn có một bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh, cần biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon và sơ chế thực phẩm . Cách lựa chọn, sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu của việc chế biến món ăn .
4. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
Mục tiêu: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình.
Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài . Có kết hợp sử dụng câu hỏi cuối bài với thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
Ví dụ :
1. Em hãy đánh dấu x vào £ ở thực phẩm nên chọn cho bữa ăn gia đình :
Rau tươi, non, đảm bảo sạch,an toàn và không bị héo, úa, giập nát £
Rau tươi có nhiều lá sâu £
Cá tươi ( còn sống ) £
Tôm bị rụng đầu £
Thịt lựo có màu hồng £
2. Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường :
Gọt bỏ lớp vỏ, tước sơ
Khi sơ chế rau xanh cần phải
Loại những phần không ăn được như vây, ruột, dầu và rửa sạch
Khi sơ chế củ, quả cần phải
Dùng dao cạo sạch bì và rửa sạch
Khi sơ chế cá, tôm cần phải
Nhặt bỏ gốc rễ, phần giập nát, lá héo, úa, sâu, cọng già và rửa sạch
Khi sơ chế thịt lợn cần phải
Giáo viên nêu đáp án của bài tập . Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
Học sinh báo cáo kết quả tự đánh giá . Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh .
5. Nhận xét – Dặn dò.
Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh và khen ngợi những cá nhân, nhóm có kết quả học tập tốt .
+ Hướng dẫn HS đọc trước bài “ Nấu cơm ” ở gia đình.
File đính kèm:
- T.6. Chu¬̉n bị n¬́u ăn.doc