Giáo án môn Kĩ thuật 5 tiết 30: Lắp Rô-bôt (tiết 1)

LẮP RÔ-BÔT

(Tiết1 )

A. MỤC TIÊU :

 Học sinh cần phải :

- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp Rô-bốt .

- Lắp được Rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình .

- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết Rô-bốt .

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Mẫu Rô-bốt đã ráp sẵn .

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU :

II. Bài mới :

Giới thiệu :

- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học .

- Giáo viên nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế : Người ta sản xuất rô-bốt ( Còn được gọi là người máy ) nhằm để giúp việc nhà, hoặc làm một số công việc khó khăn, nguy hiểm trong các nhà máy, hầm mỏ mà con người không thể đến được .

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kĩ thuật 5 tiết 30: Lắp Rô-bôt (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT Bài 28 LẮP RÔ-BÔT (Tiết1 ) š&› A. MỤC TIÊU : Học sinh cần phải : Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp Rô-bốt . Lắp được Rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình . Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết Rô-bốt . B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mẫu Rô-bốt đã ráp sẵn . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU : II. Bài mới : Giới thiệu : Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích bài học . Giáo viên nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế : Người ta sản xuất rô-bốt ( Còn được gọi là người máy ) nhằm để giúp việc nhà, hoặc làm một số công việc khó khăn, nguy hiểm trong các nhà máy, hầm mỏ mà con người không thể đến được . 1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu . Cho học sinh quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn . Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ từng bộ phận và lời câu hỏi : Để lắp được rô-bốt, theo em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó .( Cần 6 bộ phận : chân rô-bốt; thân rô-bốt; đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng-ten; trục bánh xe ). 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . 2.1. Hướng dẫn chọn các chi tiết . Gọi 1-2 học sinh lên bảng chọn đúng , đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sách giáo khoa . Cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn . Giáo viên nhận xét , bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết . Xếp các loại chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết . 2.2. Lắp từng bộ phận . a) Lắp chân rô-bốt ( H. 2 – SGK ) : Yêu cầu học sinh quan sát hình 2a ( SGK),sau đó giáo viên gọi 1 học sinh lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt . Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp . Giáo viên nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lăp tiếp mặt trước chân thứhai của rô-bốt . Gọi 1 học sinh lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân của rô-bốt Yêu cầu học sinh quan sát hình 2b ( SGK ) và để trả lời câu hỏi trong SGK ( Cần 4 thanh chữ U dài ). Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh . Sau đó hướng dẫn lắp hai chân vào 2 bàn chân rô-bốt ( 4 thanh thẳng 3 lỗ ). Giáo viên phải lưu ý cho học sinh biết vị trí trên, dưới của các thanh chữ U dài và khi lắp phải lắp các ốc, vít ở phía trong trước . Giáo viên hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào hai chân rô-bốt để làm thanh đỡ thân rô-bốt. ( Lưu ý lắp các ốc, vít ở phía trong trước ) b) Lắp thân rô-bốt ( H.3-SGK ) Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 để trả lời câu hỏi trong SGK . Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và lắp thân rô-bốt . Giáo viên nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện các bước lắp. c) Lắp đầu rô-bốt ( H.4-SGK ) Yêu cầu học sinh quan sát hình 4 và trả lời các câu hỏi trong SGK . Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh . Giáo viên tiến hành lắp đầu rô-bốt : Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài . d) Lắp các bộ phận khác : Lắp tay rô-bốt ( H.5a-SGK) Giáo viên lắp một tay rô-bốt : Lắp các chi tiết theo tuần tự : thanh chữ L dài, tấm tam giác, thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 3 lỗ tiếp và thanh chữ L ngắn. Gọi 1 học sinh lên bảng lắp tay thứ hai của rô-bốt . trong khi học sinh lắp, giáo viên cần lưu ý để hai tay đối nhau ( tay phải, tay trái ). Lăp ăng-ten (H.5b-SGK) Yêu cầu học sinh quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi trong SGK . Gọi 1 học sinh lên bài trả lời câu hỏi và thực hiện lắp ăng-ten, giáo viên lưu ý góc mở của hai cần ăng-ten. Giáo viên nhận xét và uốn nắn cho hoàn chỉnh các bước lắp . Lắp trục bánh xe ( H.5c-SGK) Yêu cầu học sinh quan sát hình 5c và trả lời các câu hỏi trong SGK . Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hướng dẫn nahnh bước lắ trục bánh xe . 2.3. Lắp ráp rô-bốt ( H.1 SGK.) Giáo viên lắp ráp rô-bốt theo các bước trong sách giáo khoa . Trong các bước lắp, Giáo viên cần chú ý : Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ . Lắp ăng-ten vào thân rô-bốt phải dựa vào hình 1b ( SGK ) . Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của hai tay rô-bốt . . 2.4. Hướng dẫn tháo rời và xếp gọn vào hộp. Khi phải tháo rời từng bộ phận , sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược với trình tự lắp . Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định . Lưu ý : Cuối tiết 1 , Giáo viên dặn dò học sinh mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ được lắp ở cuối tiết 2.

File đính kèm:

  • doc30.B¢i 30 Lắp ro bốt Tiết 1.doc
Giáo án liên quan