I-Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết nêu được 1 số VD về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt
hoặc của ánh sáng.
KNS: Kỹ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm; Kỹnăng ứng phó các tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm.
II-Đồ dùng: - Hình trang 78,79,80,81 SGK;
- Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn, đường kính trắng.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: - Dung dịch là gì? Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
- GV nhận xét chấm điểm.
2-Bài mới:
*HĐ1: Thí nghiệm.
Mục tiêu: HS biết: - Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Sự biến đổi hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Sự biến đổi hoá học
I-Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết nêu được 1 số VD về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt
hoặc của ánh sáng.
KNS: Kỹ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm; Kỹnăng ứng phó các tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm.
II-Đồ dùng: - Hình trang 78,79,80,81 SGK;
- Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn, đường kính trắng.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: - Dung dịch là gì? Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
- GV nhận xét chấm điểm.
2-Bài mới:
*HĐ1: Thí nghiệm.
Mục tiêu: HS biết: - Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm thí nghiệm theo yêu cầu trang 78 SGK, ghi vào phiếu học tập.
* Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
- Mô tả hiện tượng xảy ra?
- Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
* Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
- Mô tả hiện tượng xảy ra?
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
+ Hoà tan đường vào nước ta được gì?
+ Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì?
+ Như vậy đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hoà tan vào nhau thành dung dịch không?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Các nhóm báo cáo kết quả thực hành và các nhóm khác bổ sung.
Gợi ý:
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Thí nghiệm 1:
Đốt một tờ giấy.
Tờ giấy bị cháy thành than.
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu.
Thí nghiệm 2:
Chưng đường trên ngọn lửa.
- Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than.
- Trong quá trình chưng đường có khói khét bốc lên.
Dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác.
- Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như 2thí nghiệm trên gọi là gì?
- Sự biến đổi hoá học là gì?
Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. *HĐ2: Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình trang 79 SGK và thảo luận.
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV gợi ý:
Hình
Nội dung từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nươc sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.
Hình 7
Thuỷ tinh ở thể lỏng làm nguội thành các chai ở thể rắn
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi.
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm tổ chức chơi trò chơi (trang 80 SGK).
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
* Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm quan sát hình vẽ, đọc thông tin trang 80, 81 SGK trả lời các câu hỏi ở mục thực hành.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trả lời kết quả thảo luận.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
3-Củng cố, dặn dò:
- Không đến gần các hố vôi đang tôi vì nó tỏa nhiệt, rất nguy hiểm.
-Nhận xét chung tiết học
–––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- Bai 38 Su bien doi hoa hoc.doc