Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài: Cao su

I. Mục tiêu:

 1- Kiến thức:

 - Làm thực hành để tìm ra tính chất của cao su.

 - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su

 - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.

 2- Kỹ năng:

 - Quan sát và nhận xét các hiện tương xảy ra.

 3- Thái độ:

 - Tính tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Hình vẽ trong SGK trang 62, 63 và một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây thun, thìa. ly, nước

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 3367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài: Cao su, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2012 Môn: Khoa học Bài: Cao su I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Làm thực hành để tìm ra tính chất của cao su. - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. 2- Kỹ năng: - Quan sát và nhận xét các hiện tương xảy ra. 3- Thái độ: - Tính tiết kiệm, bảo quản các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình vẽ trong SGK trang 62, 63 và một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây thun, thìa. ly, nước III. Các hoạt đông dạy – học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 hs trả lời câu hỏi: + HS1: Hãy nêu tính chất của thủy tinh ? + HS2: Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh và cách bảo quản chúng? - GV nhậ xét và ghi điểm. B- Bài mới 1- Giới thiệu bài: - Ở tiết học trước, các em đã được học bài thủy tinh là những đồ dùng cứng và rất dễ vỡ. Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ học một loại chất mới: dẻo, dai và khó vỡ đó là: “Cao su” 2- Tìm hiểu nội dung bài. * Hoạt động 1: Nguồn gốc của cao su. - HS QS hình và thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau. (thời gian thảo luận 2 phút) + Có mấy loại cao su ? Đó là những loại cao su nào ? - GV kết luận: * Hoạt động 2: Tính chất của cao su. + Thực hành các thí nghiệm: - GV thực hành. + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà + Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay ra - GV chốt lại: Cao su có tính đàn hồi. + Thả dây 2 sợi dây cao su vào nước nóng và nước lã ta không thấy hiện tượng gia xảy ra không ? - GV chốt lại: + Thả một cái thìa nhôm và dây cao su vào ly nước nóng ta sờ vào thìa thấy nóng, sờ vào dây cao su không thấy nóng. - GV chốt lại: - GV nhận xét và kết luận chung: * Hoạt động 3: Công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. ( Thảo luận nhóm 2) + Cao su có được sử dụng để làm gì? Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. + Để bảo quản các đồ dung bằng cao su ta phải làm gì? - GV nhận xét chung và kết luận. * GDBVMT: - Nếu trong nhà mình mà có đồ dùng bằng cao su bị hư hỏng thì chúng ta phải gom lại, không nên đốt tránh mùi khét, mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường sống. - GV và HS rút ra ghi nhớ. - Yêu cầu HS nêu lại. C- Củng cố - dặn dò. - HS nhắc lại mục cần biết. - Ở nhà chúng ta có những đồ dùng nào bằng cao su ? - GV giáo dục HS cách bảo quản để tránh hư hao, tổn thất đến tiền bạc của bố mẹ và của người khác. Về nhà xem lại bài học và ghi nhớ. Chuẩn bị: - Nhận xét tiết học. - Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. - Chai, lọ ly, cốc, kính mắt, bình bông, bong đèn, cửaTrong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh. - Lớp nhận xét. - HS nhắc lại tựa bài. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung + Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ). - Lớp quan sát, nhận xét: - Bóng nảy lên - Sợi dây cao su trở lại bình thường - HS thực hành, nêu nhận xét: +Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên. + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. - HS thực hành, nêu nhận xét: - Không thấy hiện tượng gì xảy ra - Cao su không tan trong nước - HS thực hành, nêu nhận xét: - Cao su cách điện, cách nhiệt. + Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh,cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh: + Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà. - HS lần lượt trả lời. + Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hóa chất dính vào cao su. + Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ). + Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. + Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hóa chất dính vào cao su. - HS nêu : - HS thực hiện ở nhà. “Chất dẻo”.

File đính kèm:

  • docBai Cao su L5Thanh.doc
Giáo án liên quan