Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 8 đến bài 16

A- Mục đích và yêu cầu: Học sinh biết:

 - Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của nó.

 - Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày.

 - Đồng tình với người biết hợp tác, không đồng tình với người không biết hợp tác.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 8 đến bài 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không? - Nước sinh hoạt có sạch không? - Nơi công cộng có rác bị vứt lung tung không? - Yên tĩnh hay ồn ào? - Có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất không, ? Tiết 2 1. Hoạt động 1: Trưng bày tranh - GV: Yêu cầu HS treo tranh của mình theo nơi qui định. - HS treo tranh sau đó xem tranh của nhau (đi vòng quanh) và chọn tranh tiêu biểu: Nội dung phù hợp với việc bảo vệ môi trường, với khả năng thực hiện của HS, với điều kiện thực tế ở địa phương và hình thức đẹp. - HS có tranh được chọn sẽ giới thiệu bức tranh của mình trước lớp theo gợi ý sau: + Trong tranh em vẽ gì? + Tại sao em vẽ như vậy? + Em mong muốn thực hiện điều gì và muốn nói gì với mọi người qua bức tranh này? - GV tổng kết : Nêu đánh giá chung về tranh vẽ của HS và bày tỏ sự tin tưởng rằng các em sẽ thực hiện được những điều mình mong muốn đã vẽ qua tranh. 2. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra - HS: thảo luận nhóm với phiếu điều tra đã chuẩn bị và tổng hợp lại các ý kiến. - Đại diện nhóm phát biểu trước lớp ® Lớp nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Sắm vai” - GV: cho một nhóm HS sắm vai tình huống: Một nhóm các bạn rủ nhau đi chơi. Khi đi chơi cùng các bạn, Nam xách theo túi rác để vứt xuống lề đường dù chưa đến giờ đổ rác. - GV yêu cầu các nhóm (nhóm 6) sắm vai, nêu cách giải quyết và thái độ đối với việc làm của Nam. - HS trao đổi nhóm tìm cách giải quyết và phân vai cho các bạn ® Các nhóm lên đóng vai ® GV – HS nhận xét và chốt lại những cách giải quyết đúng, phù hợp. 4. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương nhóm, HS học tập tích cực và khuyến khích HS thực hiện tốt những việc làm bảo vệ môi trường. Micrô Trường Tiểu học Kim Đồng KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: ĐẠO ĐỨC Bài : Cây xanh với môi trường Tuần: 34 Giáo viên: Bùi Bích Phượng Ngày : - - .... * MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Qua bài này, giúp HS : - Hiểu được cây xanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với môi trường sống. - Biết cách quan sát, nhận biết một số cây đơn giản. - Xây dựng ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường sống. TG Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 1. Giới thiệu bài: - Cả lớp hát bài “Cái cây xanh xanh” - GV: Cây xanh thật kì diệu, mọi cây xanh dù lớn hay nhỏ đều làm cho không khí trong lành và trái đất xanh tươi hơn. Nhờ cây xanh mà sự sống trên trái đất được duy trì. Chính vì thế hôm nay, chúng ta cùng sinh hoạt theo chủ đề “Cây xanh với môi trường”. 2. Hoạt động 1: Nhận biết một số cây trên sân trường (12 phút) - GV: Cho HS xuống sân trường, phân công vị trí quan sát cho các tổ và yêu cầu HS tìm hiểu: Trong các bồn cây có những loại cây gì? - HS: Tổ trưởng điều khiển các bạn trong tổ mình lần lượt quan sát các bồn cây và ghi lại tên các cây đó vào giấy ® Đại diện các tổ lên trình bày kết quả quan sát của tổ mình: đọc rõ tên các loại cây mà tổ mình đã quan sát được. - GV – HS: nhận xét và tuyên dương nhóm tìm được nhiều và đúng nhất tên các loại cây và trao cờ chiến thắng cho tổ đó. - GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây. Cây xanh chính là lá phổi của trái đất. Nếu lá phổi đã không còn thì sự sống trên trái đất cũng chấm dứt. Và bây giờ chúng ta cùng tham quan lá phổi đó. - HS xem băng hình về những khu rừng. - GV: Sau khi được quan sát vẻ đẹp của những rừng cây và cây cối xung quanh sân trường, con có cảm nghĩ gì? - 3 – 5 HS nêu cảm nghĩ. 2. Hoạt động 2 : Hát về các loài cây - GV : Chính vẻ đẹp của cây cối đã tạo cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ và từ đó các bài hát về cây đã ra đời. - GV: Bây giờ chúng ta cùng chơi trò chơi “Hát về các loài cây”. Quản ca sẽ bắt nhịp một bài hát có chủ đề về cây cối, tất cả lớp sẽ cùng hát và chuyền tay nhau một cành hoa theo hàng ngang. Khi hát xong, cành hoa đến tay ai thì bạn đó sẽ phải hát một bài hát có từ “cây” hoặc có từ “xanh”. - GV cho HS chơi thử. - HS tiến hành chơi 2, 3 lần (Lần 2: HS cầm phải cành hoa sẽ hát bài hát có tên một lại cây. Lần 3: Hát bài hát có tên một loại hoa) - GV tổng kết và tuyên dương những cá nhân HS hát giỏi nhất. - GV: Cách tốt nhất để cải thiện bầu không khí là ta phải biết trồng cây và bảo vệ nguồn cây xanh vì không có gì có thể thay thế được cây xanh. 3. Hoạt động 3: Biện pháp bảo vệ cây xanh - HS trao đổi nhóm 6 để tìm ra các biện pháp bảo vệ cây xanh và viết vào bảng phụ ® Đại diện một số nhóm gắn bảng trình bày trước lớp (mỗi tổ 1 nhóm) ® Các nhóm khác nhận xét. - GV tuyên dương nhóm nêu được nhiều biện pháp. - HS hát bài “Tổ quốc Việt Nam xanh mãi” 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Băng hình Cành hoa Trường Tiểu học Kim Đồng KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: ĐẠO ĐỨC Bài : Em làm sạch môi trường Tuần: 25 Giáo viên: Bùi Bích Phượng Ngày : - - .... * MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Qua bài này, giúp HS : - Biết cách phân loại rác và xử lý rác phù hợp với khả năng. - Biết cách áp dụng những cách xử lý rác đơn giản vào trong cuộc sống. - Biết phân tích những hành vi đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. TG Các hoạt động dạy - học chủ yếu Phương tiện 1. Giới thiệu bài: - Cả lớp hát bài “Trái đất này” - GV: Trái đất của chúng ta thật đẹp phải không các con? Thế nhưng, khi cuộc sống hiện đại càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một nâng cao thì việc đảm bảo vệ sinh trên trái đất chúng ta ngày càng đáng lo ngại. Vậy là những chủ nhân tương lai của đất nước, các con sẽ làm gì? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài hôm nay “Em làm sạch môi trường”. 2. Hoạt động 1: Tham quan thực tế - GV: Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ và phát phiếu giao việc cho các tổ đi kiểm tra tình hình vệ sinh của trường mình: + Tổ 1: Khu vực hành lang tầng 3 các dãy nhà. + Tổ 2: Khu vực hành lang tầng 2 các dãy nhà. + Tổ 3: Khu vực sân trường. + Tổ 4: Khu vực sau các dãy nhà. - Tổ trưởng các tổ điều khiển các bạn trong tổ mình lần lượt quan sát các khu vực theo yêu cầu ghi trong phiếu giao việc và ghi lại kết quả quan sát vào giấy. Hết thời gian tổ quay vào lớp thảo luận. - Đại diện các tổ lên trình bày kết quả quan sát của tổ mình ® Các tổ khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV : nhận xét phần làm việc của các tổ. - GV: Con có nhận xét gì về tình hình vệ sinh trong trường chúng ta? - HS phát biểu, nêu cảm nhận của bản thân. - GV: Thế còn ở địa phương, nơi các con đang sinh sống tình hình vệ sinh như thế nào, đã đảm bảo chưa? Vì sao? - HS phát biểu ® Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Xung quanh chúng ta, ngay cả trong trường học của chúng mình đôi lúc cô thấy tình hình vệ sing của chúng ta chưa thật tốt và điều đó xảy ra là do sự thiếu ý thức của một số người và nó đã làm ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống, kinh tế của ngay chính chúng ta. Trước tình hình thực tế đó các con cần làm gì? 3. Hoạt động 2 : Xem tiểu phẩm “Bác Hùng đi làm đồng” - HS diễn tiểu phẩm: Hai bạn nhỏ đang chăn trâu ngoài đồng thì thấy bác Hùng đang phun thuốc trừ sâu cho rau, sau khi phun xong bác còn vứt vỏ chai thuốc trừ sâu xuống ruộng.Thấy vậy 2 bạn nhỏ đã đến khuyên bác Hùng không nên làm như vậy vì như thế sẽ gây ô nhiễm nguồn nước (khi trời mưa) nhưng bác Hùng không nghe theo vì bác cho rằng thuốc trừ sâu sẽ chảy xuống ao xuống hồ chứ không chảy vào giếng nhà bác. Hai bạn nhỏ liền giải thích cho bác rằng khi thuốc trừ sâu chảy xuống ao sẽ làm cá chết nhiều và khi bác hớt cá về cho lợn ăn, lợn sẽ bị ngộ độc và bác Hùng đã hiểu ra việc làm sai trái của mình sẽ có ảnh hưởng đến môi trường và hứa sẽ không làm như thế nữa. Khi bác về , hai bạn nhỏ đã nhặt vỏ chai thuốc trừ sâu bỏ vào túi rác - GV: nêu lần lượt các câu hỏi khai thác: + Bác Hùng đã làm gì? + Hai bạn nhỏ đã khuyên bác Hùng điều gì? Vì sao hai bạn lại khuyên như vậy? + Bác Hùng đã trả lời như thế nào? + Con có tán thành việc làm của bác không ? Vì sao? + Cuối cùng, bác Hùng đã hiểu ra điều gì? + Hai bạn nhỏ đã làm gì khi bác Hùng về? Việc làm đó có đáng khen không? - HS trả lời các câu hỏi GV nêu. - GV: Việc làm của hai bạn tuy nhỏ nhưng lại có một ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn vệ sinh chung. 4. Hoạt động 3: Trò chơi “ Phân loại rác” - HS nối tiếp nhau kể tên những thứ rác mà em biết. - GV đưa ra hai loại rác: Cọng rau và mảnh nhựa cứng. Yêu cầu HS nhận xét xem thứ rác nào dễ bị mục rữa hơn? - HS quan sát và nêu ý kiến nhận xét (Cọng rau dễ phân huỷ hơn) - GVKL: Những thứ như cọng rau, vỏ cây, thức ăn, gọi là rác dễ phân huỷ. Những thứ như miếng nhựa cứng, lon nhôm, gọi là rác khó phân huỷ. - GV gắn thẻ từ: Rác khó phân huỷ và Rác dễ phân huỷ lên bảng. - HS chia thành 2 đội (mỗi đội 6 HS) xếp hàng dọc và thi viết nhanh và đúng các loại rác theo sự phân loại trên các thẻ từ (Lưu ý: HS sẽ lên viết lần lượt, khi người thứ nhất viết xong tên một lại rác thì về đứng cuối hàng cho HS thứ 2 lên viết, cứ như vậy đến khi hết thời gian) - GV tuyên dương nhóm viết được nhiều và phân loại rác đúng. Và trao phần thưởng cho đội thắng. - GV cho HS biết 1 số thông tin về tuổi thọ của một số loại rác – HS quan sát, lắng nghe. - GV: Dựa vào tuổi thọ khá lâu của một số loại rác này mà người ta đã tái chế sử dụng lại chúng và biến chúng thành những sản phẩm mới. Ví dụ: Những thứ rác bằng nhựa có thể sử dụng chế biến thành những hộp bút như thế này. Đối với HS chúng ta, các con có thể sử dụng lại rác bằng cách biến chúng thành những đồ chơi. - GV: Việc phân loại và sử dụng lại rác có tác dụng gì? – HS nêu ý kiến. 5. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm từ rác tái sử dụng - HS trưng bày và nói về sản phẩm mà các em đã làm trong nhóm cho cả lớp nghe. - GV – HS: nhận xét và đánh giá các sản phẩm - GV: + Việc sử dụng lại rác như vậy có tác dụng gì? + Hằng năm, trường ta có phong trào thu gom giấy vụn, chai lọ thuỷ tinh. Đó gọi là phong trào gì? - HS trả lời - GV nhấn mạnh: Kế hoạch nhỏ cũng là một phong trào trọng tâm có tác dụng rất lớn trong việc giảm bớt lượng rác thải trong gia đình, trường học và còn gây quỹ cho trường, lớp và giúp đỡ được các bạn có hoàn cảnh khó khăn từ số tiên bán giấy loại. 6. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Băng hình Cành hoa Cọng rau, miếng nhựa cứng, 2 bộ thẻ từ

File đính kèm:

  • docdao duc lop 5 ca nam.doc
Giáo án liên quan