Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 40: Năng lượng

 I. Mục tiêu

 Sau bài học HS:

- Tự làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, là nhờ được cung cấp năng lượng.

- Nêu được một số ví dục về hoạt động của con người, động vật, phương tiên, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.

- Hiểu được bất kì một hoạt động nào cũng cần năng lượng.

II. Đồ dùng dạy học

- Nến, diêm, pin tiểu, một đồ chơi chạy bằng pin tiểu.

- Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 4906 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Bài 40: Năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 40: NAấNG LệễẽNG I. Mục tiêu Sau bài học HS: - Tự làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, là nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu được một số ví dục về hoạt động của con người, động vật, phương tiên, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Hiểu được bất kì một hoạt động nào cũng cần năng lượng. II. Đồ dùng dạy học - Nến, diêm, pin tiểu, một đồ chơi chạy bằng pin tiểu. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động 1 Kiểm tra bài cũ: + Nhận xét cho điểm từng HS. 2 Bài mới: a)GV giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi: + Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn? - Gv cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào? + Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A. - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi. + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 38 – 39. + Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn. + Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A. + Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do thầy cầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A. - Lắng nghe. Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng - GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng. - GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp, chuẩn bị 1 chiếc cặp, 1 ngọn nến, diêm, pin, đồ chơi. 1. Thí nghiệm với chiếc cặp. + Chiếc cặp sách nằm ở đâu? + Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao? - Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác. - Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu? - Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí. 2. Thí nghiệm với ngọn nến. - GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa. - Tắt điện trong lớp học và hỏi: + Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện? - Bật diêm, thắp nên và hỏi + Khi thắp nên, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến? + Do đâu mà ngọnn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng? - Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra áh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. 3. Thí nghiệm với đồ chơi - GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin. - Yêu cầu HS bật công tắc của ô tô đặt xuống bàn và nêu nhận xét. + Tại sao ô tô lại không hoạt động? - Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét + Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra? + Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu? - Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu. - GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì? - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK. - Quan sát GV làm thí nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi: - HS cả lớp quay mặt về phía chiếc bàn, cùng GV thực hành. + Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn. + Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên. - 2 HS thực hành. - Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi. - Lắng nghe. - Quan sát và trả lời câu hỏi. + Khi tắt điện phong trở nên tối hơn. + Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. + Do nến bị cháy. -Lắng nghe. - Quan sát, làm thí nghiệm cùng GV, trao đổi và trả lờ câu hỏi. - Nhận xét: ô tô không hoạt động. + Ô tô không hoạt động vì không có pin. - Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin. + Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu. + Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động. - Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe. Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cầnn biết trang 83 SGK. - GV nêu: Em hãy quan sá các hình minh hoạ 3,4,5 trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, đôngj vật, máy móc. - GV đi giúp đỡ những HS cònn gặp khó khăn. - Gọi 2 HS khá làm mẫu. - Gọi Hs trình bày. + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì? + Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu? - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK - 2 HS đọc - Lắng nghe. - HS thảo luận theo bàn. - 2 HS làm mẫu. - HS trình bày. + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở. + Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn. - 1 HS đọc bài. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. - Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử ra 2 HS làm trọng tài. - Hướng dẫn cách chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Sau đó tiếp tục đổi bên. - Tổ chức HS chơi trong 5 phút. - Yêu cầu trọng tài công bố điểm - 4 HS lên bảng làm trọng tài - Lắng nghe GV phổ biến cách chơi. - HS cả lớp chơi. Hoạt động kết thúc - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm xem con người đã sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì.

File đính kèm:

  • docBai 40 Nang luong.doc
Giáo án liên quan