Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thuý Kiều

Bài học trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào? Ở cấp độ gió nào sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta? Chúng ta phải làm gì để phòng chống khi có gió bão? Để trả lời được các câu hỏi đó cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay” Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão?”

-GV viết tựa bài lên bảng và gọi HS nhắc lại.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Thuý Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG MÔN KHOA HỌC 4: Bài 38: Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão MỤC TIÊU: Giúp HS: -Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ. -Nêu được những thiệt hại do dông, bão gây ra. -Biết được một số cách phòng chống bão, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình trang 76, 77 SGK -Phiếu học tập cho các nhóm -Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông , bão gây ra. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV KIỂM TRA BÀI CŨ: -Bài trước chúng ta đã học bài gì? -Em hãy giải thích tại sao có gió? -GV nhận xét, cho điểm HS. -Tuần trước chúng ta học bài” Tại sao có gió?” -Do sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chuyển động của không khí tạo ra gió. DẠY-HỌC BÀI MỚI: Giới thiệu bài: -Bài học trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào? Ở cấp độ gió nào sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta? Chúng ta phải làm gì để phòng chống khi có gió bão? Để trả lời được các câu hỏi đó cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay” Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão?” -GV viết tựa bài lên bảng và gọi HS nhắc lại. -HS lắng nghe. -HS nhắc lại. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CẤP GIÓ. Mục tiêu: Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh, gió khá to, gió dữ. Cách tiến hành: -Các em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào? -Gọi 1 hS đọc mục “ Bạn cần biết” trang 76 SGK -GV hỏi Hs : Người ta chia sức gió thành mấy cấp? Ông là người của nước nào? -GV giới thiệu thêm: Cách chia sức gió thành 13 cấp độ này do ông Francis Beaufort là 1 thuyền trưởng đồng thời là một nhà thủy văn học người Anh tạo ra năm 1805 do nhờ kinh nghiệm đi biển nhiều năm nên đã phát hiện được cách chia sức gió này. Thang đo sức gió này mang tên của chính ông “ Beaufort”. -Các em hãy làm việc theo nhóm đôi quan sát hình trang 76 SGK và cho cô biết các em thấy gì trong các hình vẽ đó?( Làm việc trong 2 phút) -Gv gọi HS trình bày phần làm việc của mình. -Gv gọi HS nhận xét. -GV nhận xét và kết luận: +Hình 1: Gió cấp 2( Gió nhẹ): Khi có gió này, tiết trời thường sáng sủa. Bạn có thể cảm thấy không khí trên làn da mặt bạn, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay. +Hình 2: Gió cấp 5( Gió khá mạnh): Khi có gió này, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn. +Hình 3: Gió cấp 7( Gió to): Khi gió ở mức gần mạnh, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió. +Hình 4: Gió cấp 9( Gió dữ): Khi gió quá mạnh, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái. -Ngoài các cấp gió các em vừa nêu, các em còn biết các cấp gió nào khác nữa không? -Cô sẽ giới thiệu thêm cho các em các cấp gió khác: Kết luận:Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người -Gv nói: Qua tìm hiểu phần 1, cô thấy các em học rất tốt đã biết được 13 cấp gió và sức gió ở mỗi cấp. Gió cấp 7 trở lên người ta gọi là bão.Như các em đã biết nước ta thiệt hại do bão rất nhiều, nhất là ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại do bão gây ra cô và các em sẽ tìm hiểu sang phần 2: Tác hại do bão gây ra và cách phòng chống. 3. HOẠT ĐỘNG 2: THẢO LUẬN VỀ SỰ THIỆT HẠI CỦA BÃO VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BÃO Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão. Cách tiến hành: -Qua tivi, báo chí và hình ảnh trên màn hình các em hãy cho biết dấu hiệu đặc trưng của bão? -Các em hãy quan sát hình 5,6 SGK và kiến thức thực tiễn của bản thân. Hãy kể cho cô biết những tác hại do bão gây ra mà nhân dân ta phải gánh chịu? -Như các em đã thấy qua các hình ảnh thì những cơn bão đều gây tác hại to lớn cho con người, làm gãy, đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền. -Nhưng nếu chúng ta biết cách phòng chống bão thì thiệt hại về người và của sẽ giảm đi rất nhiều. Em nào có thể nêu cho cô một số cách phòng chống bão mà em biết: -Cô thấy các em có rất là nhiều cách phòng chống bão đúng và hay. Cô cũng có một số cách phòng chống bão như: theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to. -Cô sẽ cho các em xem những bức tranh về những cách phòng chống bão mà nhân dân ta đã thực hiện.( Gv cho HS xem tranh.). -GV kết luận: Qua phần 2, các em đã biết tác hại và cách phòng chống bão. Để khắc sâu kiến thức cô cho các em làm phiếu bài tập. -GV phát mỗi em một phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Hãy điền vào ô trống trong bảng dưới đây tên cấp gió phù hợp với đoạn văn mô tả về tác động của cấp gió đó: CẤP GIÓ TÁC ĐỘNG CỦA CẤP GIÓ Khi có gió này mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn. Khi có gió này, bầu trời đầy những mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái. Khi có gió này, trời có thể tối và có gió bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió. Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay. -1 HS làm trên bảng phụ. -GV chấm điểm 5 phiếu làm nhanh nhất -GV cho HS nhận xét bài của bạn trên bảng. GV chốt ý đúng bằng cách hỏi HS bạn nào làm giống như bạn giơ tay lên? -GV nhận xét bài làm và cho điểm HS. Rút ra bài học: -Khi bão lớn gây ra thiệt hại gì? -Chúng ta tích cực phòng chống bão bằng cách nào? -Ta nên đề phòng tai nạn gì do bão gây ra? -Những ý các em vừa nêu đó chính là bài học hôm nay. Cô mời 2 em đọc mục “ Bạn cần biết” trang 77 SGK. -GV dán bài học lên bảng. Kết luận: Các hiện tượng dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà, cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy, đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền và nhiều phương tiện khác. Vì vây, cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếmm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to. -Em thường nghe nói đến các cấp độ gió trong chương trình “Dự báo thời tiết” -1 HS đọc. -HS trả lời: Người ta chia sức gió thành 13 cấp. Ông là người nước Anh. -HS quan sát theo cặp. -Hs trình bày: +Hình 1: thấy gió thổi nhẹ, thời tiết sáng sủa. +Hình 2: thấy gió thổi mạnh, cây đu đưa +Hình 3: Thấy cây đu đưa mạnh, trời tối. +Hình 4: Thấy cây lớn gãy ngã, bầu trời đầy mây đen, gió thổi rất mạnh. -Hs trả lời: Gió cấp 0 và cấp 12. -Dấu hiệu đặc trưng của bão: Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to,bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy. -HS kể: Tác hại do bão gây ra: +Làm gãy, đổ cây cối. +Làm nhà cửa bị hư +Gây thiệt hại về mùa màng. -HS nêu: +Nghe thời tiết. +Tàu thuyền không ra khơi. +Nhà gần sông nên di dời. +Không nên đi ra đường khi trời mưa -HS xem tranh. -HS nhận phiếu bài tập của mình. -1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào phiếu của mình. -HS nhận xét bài của bạn. a. Cấp 5 b.Cấp 9 c.Cấp 7 d.Cấp 2 -Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. -Chúng ta tích cực phòng chống bão bằng cách: theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. - Ở thành phố cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to. -2 HS đọc. IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: -Hôm nay chúng ta học bài gì? -Người ta chia gió thành mấy cấp? -Các em phải luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bảo, lũ -Nhận xét lớp học. -Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo” không khí bị ô nhiễm” -Hôm nay chúng ta học bài” Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão”. -Người ta chia gió thành 13 cấp. Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011 Người soạn: Nguyễn Thị Thúy Kiều

File đính kèm:

  • docgio manh,gio nhe. phong chong bao.doc
Giáo án liên quan