I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học, HS biết:
- Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch điện để phát hiện ra vật dẫn điện và vật cách điện.
- Có ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với dụng cụ và thiết bị điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Hình ảnh trang 97
2.Dụng cụ thực hành theo nhóm ( HS chuẩn bị - GV hỗ trợ ): 1 cục pin Con thỏ, dây đồng có vỏ bọc nhựa, đèn pin, một số vật dụng khác bằng kim loại, nhựa, cao su
3.Phiếu học tập theo nhóm:
Ghi lại kết quả làm thí nghiệm vào bảng sau
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch điện để phát hiện ra vật dẫn điện và vật cách điện.
- Có ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với dụng cụ và thiết bị điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Hình ảnh trang 97
2.Dụng cụ thực hành theo nhóm ( HS chuẩn bị - GV hỗ trợ ): 1 cục pin Con thỏ, dây đồng có vỏ bọc nhựa, đèn pin, một số vật dụng khác bằng kim loại, nhựa, cao su
3.Phiếu học tập theo nhóm:
Ghi lại kết quả làm thí nghiệm vào bảng sau
Vật liệu
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi:
- Nêu lại điều kiện cần để mạch điện thắp sáng đèn có thể hoạt động.
- HS Trả lời
Giới thiệu bài mới: Tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về mạch điện đơn giản, vật dẫn điện và cách điện.
- GV ghi tên bài
- HS lắng nghe.
- HS mở trang 96 sgk, ghi tên bài.
Hoạt động 1
LÀM THÍ NGHIỆM
1. GV nêu yêu cầu
2. Tổ chức:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thực hành trang 96, sau đó để HS thử nêu các dự đoạn bằng cách trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu:
+ Lắp mạch điện có nguồn điện là pin để thắp đèn sáng. Sau đó ngắt một chỗ nối trong mạch để tạo chỗ hở. Lúc này đèn có sáng không?
+ Đặt đèn vào chỗ hở của mạch điện một miếng nhôm, đèn có sáng không? Miếng nhôm có cho dòng điện chạy qua không?
+ Lần lượt đặt vào chỗ hở của mạch điện một miếng nhôm, đèn có sáng không? Miếng nhôm có cho dòng điện chạy qua không?
+ Lần lượt đặt vào chỗ hở của mạch điện các vật liệu khác nhau như nhựa,
- Yêu cầu HS thực hiện các thí nghiệm để kiểm chứng kết quả.
- GV phát phiếu thực hành cho HS. (Nếu không có điều kiện làm phiếu thì cho phép HS đánh dấu luôn vào sgk)
3. Trình bày:
- GV yêu cầu trình bày bằng cách: mỗi nhóm lên trình bày 1 tình huống và biểu diễn lại cách lắp mạch điện của mình.
- GV chốt lại kết quả trên bảng phụ.
đồng, sắt, cao su, thủy tinh ghi lại kết quả như mẫu.
- HS triển khai việc lắp mạch điện theo nhóm như hướng dẫn.
- Sau 5 đến 7 phút, HS dừng hoạt động và lần lượt lên báo cáo.
- HS làm phép so sánh với dự đoán ban đầu.
4. Kết luận:
-Mạch điện có chổ hở không có dòng điện đi qua được gọi là mạch hở .
-Chèn vào chổ hở một số chất liệu khác nhau thì phần lớn kim loại sẽ cho dòng điện chạy qua nên đèn sáng; các vật liệu khác như giấy, nhựa, gỗ thì không cho dòng điện chạy qua.
- GV hỏi:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể thêm tên một số loại vật liệu khác cũng cho dòng điện chạy qua.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua sẽ gọi là gì? Kể thêm tên một số vật liệu khác cũng không cho dòng điện chạy qua?
* GV chuyển ý.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
Hoạt động 2
QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
1. Nêu nhiệm vụ:
GV nêu yêu cầu.
2. Tổ chức:
- GV gắn 1 cái ghim giấy( loại có bọc nhựa bên ngoài- đã bóc một phần nhựa ở phần tiếp xúc với mạch) vào chổ hở của mạch điện.
- GV làm các thao tác đóng mạch cho đèn sáng, ngắt mạch tắt đèn một và lần, sau đó thay vào cái ghim một vài cái ngắt điện khác.
- GV hỏi: cái ngắt điện trong mạch có tác dụng gì?
- GV nói: bây giờ chúng ta thử gắn vào mạch điện của nhóm một cái ngắt điện nhé!
3. Trình bày:
GV mời một số nhóm lên trình bày cách làm
- HS quan sát thao tác của GV
- HS trả lời
- HS quay lại nhóm để chuẩn bị lắp thêm cái ngắt điện.
Sau 3 đến 4 phút thì dừng để trình bày trước lớp.
- 3 – 5 nhóm trình bày trước lớp.HS nhóm khác quan sát, nêu nhận xét và
và biểu diễn đóng - ngắt mạch điện.
4. Kết luận:
- Mạch điện gia đình chúng ta sử dụng có rất nhiều thiết bị ngắt điện. Như các em nhận xét- đó chính là các công tắt điện, cầu giao điện.
thắc mắc để nhóm tác giả trả lời.
Hoạt động 3
TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ DẶN DÒ
1. Tổng kết:
- GV nói: Qua tiết học này chúng ta thấy trong các thiết bị điện, bộ phận nào thường được bọc nhựa hoặc gỗ, sứ? Bọc như vậy để làm gì?
2. Dặn dò:
- Tiết học sau chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cách sử dụng điện.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau:
+Một vài dụng cụ, máy móc đồ chơi sử dụng điện.
+ Hóa đơn thanh toán tiền điện của gia đình.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Tuần 24 Khoa học
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
Sau giờ học, HS biết:
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập điện, cháy đường dây, cháy nhà.
- Giải thích được vì sao phải tiết kiệm điện và nêu được các biện pháp tiết kiệm điện.
- Có ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với dụng cụ và thiết bị điện cũng như có ý thức tiết kiệm điện, tuyên truyền với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Hình ảnh trang 98, 99.
2. Một vài dụng cụ, máy móc đồ chơi sử dụng điện như: xe ô tô đồ chơi, đèn pin, đồng hồ chạy pin;cầu giao điện, đồng hồ đo điện (Nếu không có thì dùng ảnh chụp trang 99)
3. Phiếu học tập theo nhóm:
Ghi lại kết quả làm thí nghiệm ở bảng sau:
Dụng cụ máy móc dùng điện
Đánh giá của bạn
Bằng chứng (Nếu đánh giá của bạn là 2 hoặc 3)
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm điện, tránh lãng phí?
1. Việc sử dụng hợp lí, không gây lãng phí
2. Thỉnh thoảng còn sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí
3. Thường xuyên sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi:
- Nêu ví dụ về vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện.
- HS trả lời
Giới thiệu bài: Điện được sử dụng nhiều trong thực tế cuộc sống. Nó thật có ích. Song có phải lúc nào nó cũng tốt như vậy? Điện có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Chúng ta có thể sử dụng thoải mái chứ? Những câu hỏi đặt ra hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài học: An toàn và trách lãng phí khi sử dụng điện.
Hoạt động 1
THẢO LUẬN
1. GV nêu yêu cầu
2. Tổ chức:
- GV gắn một số hình ảnh minh hoạ và áp phích cổ động để HS theo dõi.
3. Trình bày:
- GV yêu cầu trình bày bằng cách: mỗi nhóm
- HS lắng nghe yêu cầu
- HS thảo luận nhóm căn cứ vào đồ dùng, tranh ảnh đã có
- Sau 3 đến 5 phút, HS dừng hoạt động và lần lượt lên báo cáo. Ví dụ:
lên trình bày 1 tình huống đồng thời nêu được biện pháp phòng tránh.
- GV có thể dùng câu hỏi gợi mở để HS tìm thêm nếu tình huống đưa ra chưa bao quát hết. Ví dụ:
+ Thấy dây điện bị đứt ta nên làm gì?
+ Thấy người bị điện giật ta nên làm gì?
+ Trò nổ pháo giấy trong ống chào mừng tại những nơi có đường dây điện đi qua có ảnh hưởng gì tới điện không?
4. Kết luận
- GV chốt lại: Mục “Bạn cần biết” đã cho ta những lời khuyên rất đúng đắn nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Bây giờ chúng ta hãy đọc lại nội dung này để ghi nhớ.
- GV nói thêm: Cắm phích điện vào ổ khi phích cắm bị ẩm hay khi tay còn ướt cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi các trò dùng vật cắm vào ổ điện, bẻ xoắn dây điệnvì làm như thế vừa gây hỏng thiết bị điện vừa có thể bị điện giật.
- GV chuyển ý.
+ Hình 1: Chơi diều ở nơi có đường dây điện bắt qua. Diều vướng phải dây gây đứt dây điện, chập, cháy
→ không nên chơi diều ở nơi có đường dây điện đi qua.
+ Hình 2: Đút ngón tay vào ổ điện gây giật điện → không được sờ tay vào chỗ hở của dây điện
- HS trả lời thêm câu hỏi gợi ý
- 3 HS đọc lại mục “Bạn cần biết” trang 98
Hoạt động 2
THỰC HÀNH
1. GV nêu nhiệm vụ
2. Tổ chức:
- Yêu cầu HS đọc to câu hỏi và GV giải thích một số thuật ngữ dùng trong ngành điện:
+ 12V: Đọc là 12 vôn. Vôn là đơn vị đo độ mạnh của dòng điện.
3. Trình bày:
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời từng câu hỏi trong bài. Cụ thể:
+ Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V?
+ Vai trò của cầu chì và của công tơ điện.
- GV chỉ vật thật hoặc hình ảnh để giải thích rõ hơn như thông tin trong sgk trang 99. GV lưu ý: Hở cầu chì, người dùng dây chì để nối 2 cực của bộ phận này. Khi dòng điện quá mạnh làm cho dây chì bị chảy, phải mở cầu
- HS lắng nghe yêu cầu.
- 1 HS đọc to các câu hỏi trong trang 99 và nêu thắc mắc nếu có từ không hiểu.
- HS thảo luận nhóm như yêu cầu.
- Sau 3 phút thảo luận lần lượt từng nhóm trình bày từng câu hỏi
- HS quan sát vật thật.
dao điện, tìm xem có chổ nào bị chập, sửa lại ngay rồi thay cầu chi mới. Tuyệt đối không thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng (vì điểm nóng chảy của chì thấp hơn sắt và đồng, nhạy hơn khi tiếp xúc với nhiệt).
4. Kết luận:
Như vậy, nhờ có cầu chì mà mạch điện gia đình sẽ được báo trước những nguy cơ có thể bị hỏng hóc. Nhờ công tơ điện mà người ta có thể biết được gia đình nào sử dụng điện nhiều để tính tiền chi trả. Vì vậy chúng ta cần tiết kiệm điện như tiết kiệm tiền phải không? Hãy tìm hiểu rõ hơn điều này qua hoạt động 3.
- HS lắng nghe
Hoạt động 3
THẢO LUẬN VỀ VIỆC TIẾT KIỆM ĐIỆN
1. Nêu nhiệm vụ:
- GV nêu nhiệm vụ
2. Trình bày
3. Tổ chức liên hệ:
_ GV phát phiếu nhóm đôi và yêu cầu HS thảo luận, ghi chép kết quả thảo luận vào phiếu.
Nội dung thảo luận như sau:
+ Tìm hiểu xem mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
+ Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị máy móc gì sử dụng điện? Việc sử dụng những loại trên đã hợp lí chưa? Hay còn để lãng phí? Có thể làm gì để tiết kiệm điện?
- HS quay lại học tập theo bàn
- Một cặp đứng lên trình bày ý kiến. Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi phát vấn thêm (nếu cần)
- HS thảo luận đánh giá việc tiết kiệm điện ở gia đình và ghi lại vào phiếu nhóm.
- Sau 3 phút hội ý các nhóm trình bày dựa trên bảng đánh giá của nhóm mình. Ví dụ:
4. Kết luận:
- GV hỏi: Vậy làm thế nào để tiết kiệm điện?
- Kết luận: Để tránh lãng phí điện ta cần chú ý: Chỉ sử dụng khi cần, khi không dùng nữa lập tức tắt thiết bị ngay. Ra khỏi phòng, khỏi nhà khi không còn ai nên tắt nguồn điện, tránh cháy chập lây lan. Các hoạt động đun, nấu, là, sưởi cần chú ý dùng cho thích hợp.
- HS nghe và trả lời
Hoạt động 3
TỔNG KẾT BÀI HỌC VÀ DẶN DÒ
1. Tổng kết:
- GV nói: Qua tiết học này, chúng ta đã biết cần chú ý sử dụng các thiết bị điện thế nào cho an toàn.
2. Dặn dò:
- Về nhà các em chú ý cùng gia đình sử dụng tiết kiệm điện.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: bài Ôn tập chương II.
File đính kèm:
- Tuần 24.doc